Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:00 07/09/2022

Phòng vệ thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế: Bảo vệ lợi ích chính đáng

Nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng, phát triển bền vững sản xuất trong nước, công tác phòng vệ thương mại đã được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện.

Nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng, phát triển bền vững sản xuất trong nước, công tác phòng vệ thương mại đã được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, tạo được dấu ấn trong hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua.

Xuất khẩu trở thành động lực quan trọng

Việt Nam đã ký kết và thực thi 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có những FTA thế hệ mới với cam kết toàn diện như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP). Với lợi thế này, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 11,7% trong giai đoạn 2016-2020 và đạt 336,31 tỷ USD trong năm 2021, đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ 22 toàn cầu về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu.

Các doanh nghiệp cần chủ động trong xây dựng phương án xử lý phòng vệ thương mại

Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), mặc dù WTO và các FTA đều hướng đến mục tiêu dỡ bỏ các rào cản thương mại và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại phát triển, tuy nhiên các khuôn khổ này vẫn cho phép các nước thành viên sử dụng một số công cụ chính sách thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước hàng hóa nhập khẩu. Trong số đó, biện pháp phòng vệ thương mại là công cụ được sử dụng nhiều nhất. Trong giai đoạn từ năm 1995 - 2021 đã có 4.941 biện pháp phòng vệ thương mại được các nước thành viên WTO áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu.

Cục Phòng vệ thương mại được thành lập theo Nghị định 98/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ, với chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và thực thi pháp luật trong lĩnh vực phòng vệ thương mại. Hai trong số các nhiệm vụ chính của Cục Phòng vệ thương mại là trợ giúp các doanh nghiệp xử lý các vụ việc nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và điều tra việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam để đề xuất áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định của pháp luật.

Trong 5 năm qua, ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại - cho biết, công tác phòng vệ thương mại đã được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện trên tất cả các khía cạnh như: Hoàn thiện cơ sở pháp lý về phòng vệ thương mại , triển khai các chương trình, đề án lớn nhằm nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại; tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ; xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm; đẩy mạnh công tác thực thi, sử dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, xuất khẩu…

Tăng cường bảo vệ lợi ích chính đáng

Cho đến thời điểm hiện tại, việc Việt Nam tham gia và ký kết rất nhiều FTA với các đối tác thương mại lớn trên thế giới, theo ông Chu Thắng Trung là đã thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, khiến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có tính cạnh tranh cao hơn. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, hiện tượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang bị các nước áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với tần suất ngày càng gia tăng.

Thống kê của Cục Phòng vệ thương mại , tính đến hết tháng 6/2022, hàng hóa xuất khẩu, của Việt Nam đã bị 22 quốc gia/vùng lãnh thổ điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại với tổng cộng 214 vụ việc phòng vệ thương mại. Trong các vụ việc này, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp xử lý hiệu quả, đồng thời công tác cảnh báo sớm cũng ngày càng được đẩy mạnh. Nhờ đó, cho tới nay, Việt Nam đã xử lý đạt kết quả tích cực trong nhiều vụ việc, giúp nhiều doanh nghiệp mặt hàng xuất khẩu, không bị áp thuế phòng vệ thương mại hoặc được hưởng mức thuế thấp (như tôm, cá tra, cá basa, thép, ván gỗ MDF…), góp phần duy trì tăng trưởng xuất khẩu, nhất là sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Úc, Canada…

Trước sự tăng nhanh về số lượng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại, các sản phẩm bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng mở rộng, vì thế, thời gian tới theo ông Chu Thắng Trung ngành hàng sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam có thể đối mặt với nguy cơ bị gia tăng điều tra phòng vệ thương mại đặc biệt là điều tra chống lẩn tránh thuế, từ nhiều thị trường XK khác nhau. Tính chất các vụ việc cũng sẽ ngày càng phức tạp và khó khăn hơn trong việc ứng phó, xử lý.

Nhận diện rõ các thách thức, bước sang giai đoạn mới, ông Chu Thắng Trung cho biết, Cục Phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục nghiên cứu và đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho công tác phòng vệ thương mại; tăng cường công tác cảnh báo sớm để giúp các doanh nghiệp chủ động hơn nữa trong việc xây dựng phương án xử lý; đẩy mạnh công tác phổ biến thông tin về phòng vệ thương mại tới các doanh nghiệp.

Bộ Công Thương sẽ tăng cường xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước để trợ giúp một cách hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài và ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp nhằm lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

 

Đọc thêm

Xem thêm