Thị trường hàng hóa
Châu Phi cận Sahara là một khu vực đặc biệt đáng quan tâm. Ông Indermit Gill, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, cho biết tiến trình chống đói nghèo tại khu vực này “sẽ rất, rất chậm”.
Theo ông, ngân hàng cần tăng cường vai trò trung gian trong việc huy động vốn từ các quốc gia giàu có nhất đến các thị trường có thu nhập thấp hơn nhằm thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng trong tương lai, bao gồm cả nền kinh tế xanh.
Những chính sách của các nền kinh tế tiên tiến bao gồm kích thích kinh tế quá mức và không có mục tiêu sau đại dịch COVID-19 đã gây ra lạm phát, khiến chính các quốc gia này phải đối mặt với việc tăng lãi suất. Tuy nhiên, nhiều khu vực có thu nhập thấp hơn lại đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ chính sách đó.
Ông Gill cảnh báo rằng những đợt tăng lãi suất và các động thái khác “có thể đẩy một số quốc gia vào cảnh túng quẫn vì nợ nần”. Thêm vào đó, áp lực khủng hoảng nợ \'tăng cường\' lên các khu vực này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Theo Ngân hàng Thế giới, nợ của các quốc gia có thu nhập thấp đã tăng hơn gấp đôi và việc trả nợ đang khiến chính phủ lao đao. Hơn nữa, điều này có thể nặng lên các dịch vụ cơ bản, như y tế và giáo dục, cũng như các nỗ lực chống đói nghèo và hành động vì khí hậu.
Ông Gill lập luận rằng Ngân hàng Thế giới phải đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thêm vốn và đầu tư vào các nước có thu nhập thấp và trung bình, bao gồm thông qua việc thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân. Hơn nữa, ông cũng nhìn thấy tiềm năng nổi bật khi bên cho vay giúp phát triển các hoạt động kinh tế xanh trên toàn thế giới, bao gồm tua-bin gió, năng lượng mặt trời và lưu trữ pin.
“Đây là điều chúng tôi luôn phải làm. Chúng tôi được coi là trung gian vốn giữa thị trường tài chính của các nước phát triển và các nền kinh tế đang phát triển,” nhà kinh tế trưởng nhấn mạnh.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm