Thị trường hàng hóa
Trong đó, ADB dự báo tăng trưởng năm 2023 của Việt Nam đạt 5,8%, giảm 0,7 điểm phần trăm so với dự báo tháng 4/2023; OECD dự báo đạt 4,9%, giảm 1,5 điểm phần trăm so với dự báo tháng 3/2023; IMF dự báo đạt 4,7%, giảm 1,1 điểm phần trăm so với dự báo tháng 4/2023; WB dự báo đạt 4,7%, giảm 1,3 điểm phần trăm so với dự báo tháng 6/2023.
Đã có nhiều giải pháp tích cực được thực hiện như: Giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất, hỗ trợ doanh nghiệp; nâng thời hạn visa điện tử cho khách du lịch; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản; công tác an sinh xã hội được quan tâm kịp thời, thiết thực.
Do đó, xu hướng tích cực hơn tiếp tục được duy trì và ngày càng rõ nét trong nhiều ngành và lĩnh vực, thể hiện ở kết quả đạt được về phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong quý III và 9 tháng năm 2023.
Cụ thể, về kinh tế, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2020, 2021 trong giai đoạn 2011-2023 nhưng với xu hướng tích cực (quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%, quý III tăng 5,33%). GDP 9 tháng năm 2023 tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 2,19% và 1,57 của 9 tháng các năm 2020, 2021 trong giai đoạn 2011-2023.
Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế 9 tháng năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,43% (đóng góp 9,16%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,41% (đóng góp 22,27%), trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,98%, là mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2023; khu vực dịch vụ tăng 6,32% (đóng góp 68,57%), trong đó một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao như: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,04% so với cùng kỳ năm trước; ngành vận tải, kho bãi tăng 8,66%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,91%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 13,17%.
Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,51%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,16%; khu vực dịch vụ chiếm 42,72%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,61%.
Về sử dụng GDP 9 tháng năm 2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,03% so với cùng kỳ năm 2022, đóng góp 34,30% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 3,22%, đóng góp 19,35%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 5,79%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 8,19%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 46,35%.
Về xã hội, lực lượng lao động có xu hướng tăng nhưng thị trường lao động, việc làm tăng chậm do tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chủ yếu do đơn hàng sản xuất của các doanh nghiệp thấp. Lao động có việc làm quý III/2023 tăng 523,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,3%, tăng 0,02 điểm phần trăm. Tính chung 9 tháng năm 2023, lao động có việc làm tăng 776 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,28%, giảm 0,07 điểm phần trăm.
Theo khảo sát tình hình đời sống của hộ dân cư, đời sống của hộ dân cư trong 9 tháng năm 2023 được cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2022 khi tỷ lệ hộ dân cư đánh giá có thu nhập trong 9 tháng năm nay không thay đổi và tăng lên so với tháng cùng kỳ năm 2022 là 94,1%, tăng 10,9 điểm phần trăm so với kỳ báo cáo 9 tháng năm 2022. Công tác an sinh xã hội tiếp tục được các cấp từ trung ương đến địa phương quan tâm thực hiện.
Quý IV/2023 kinh tế đối mặt với nhiều thách thức, mục tiêu tăng trưởng năm 2023 là thách thức lớn cần sự chung sức của Chính phủ, Bộ ngành, doanh nghiệp, người dân.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm