Thị trường hàng hóa
Năm ngoái, tiền điện tử đã thu hút được những khoản đầu tư khổng lồ từ các công ty và tổ chức tài chính nổi tiếng. Theo báo cáo, năm 2021, các nhà đầu tư đã rót khoảng 30 tỷ USD và số lượng người tham gia thị trường tiền điện tử có thể sẽ tăng vào năm 2022.
Facebook, Microsoft đang hiện thực hóa tham vọng vũ trụ ảo và các thương hiệu lớn như Nike, Adidas tham gia vào không gian tiền điện tử, có thể thấy nhiều khoản đầu tư nữa sẽ được đổ vào thị trường trong năm nay.
Năm 2021, Bitcoin trải qua nhiều biến động, song cũng đạt được nhiều cột mốc mang tính đột phá. Tháng 11/2021, Bitcoin đã tạo nên mức đỉnh mọi thời đại với giá trị giao dịch ở mức 70.000 USD.
10 năm trước, mọi người hầu như chỉ biết đến giao dịch tiền điện tử Bitcoin, cũng như biết được lĩnh vực này phát triển trong một hệ sinh thái vô cùng phức tạp. Dòng tiền điện tử không chỉ làm giá trị tài sản của các cổ đông sở hữu đi lên, mà còn gia tăng sự quan tâm và mở ra nguồn tài trợ cho một loạt dự án công nghệ có liên quan đến tiền điện tử.
Nói về NFT, một sản phẩm số sử dụng công nghệ blockchain, cho phép người sản xuất tạo sự liên kết các tài sản duy nhất với chuỗi khối, thay vì các loại hình thức của tiền. Điều đó đồng nghĩa NFT có thể giao dịch đại diện cho các tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm ảo, hoặc thậm chí có chức năng như vé tham dự sự kiện.
Giống như tiền điện tử, NFT cũng có thể đem đi giao dịch, chúng được tổ chức theo một tên miền và được đóng gói hoặc chứng khoán hóa trong các công cụ tài chính phức tạp. Một mã thông báo, đại diện cho nhiều năm làm việc của nghệ sĩ kỹ thuật số Beepe đã được bán đấu giá với mức 69 triệu đô. Bên cạnh đó, câu lạc bộ du thuyền Bored Ape bán thành công hồ sơ danh tính sản phẩm với giá khoảng 3 triệu đô.
Song đến đầu năm 2022, bong bóng NFT đã phát nổ. Kéo theo giá “sàn” các bộ sưu tập NFT giảm mạnh. Trong khi đó, nhiều thương vụ mua bán NFT khác vẫn nằm trong bộ sưu tập bên tư nhân.
Cuộc khủng hoảng tiền điện tử đã diễn ra trong bối cảnh thị trường có nhiều vấn đề: ảnh hưởng từ xung đột địa chính trị, lạm phát gia tăng và chi phí vay cao đeo bám các nhà đầu tư. Một số người theo dõi thị trường đánh giá thấp viễn cảnh về một cuộc sụp đổ tiền điện tử. Họ bác bỏ các “coin” sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho thị trường tài chính chung hoặc nền kinh tế toàn cầu.
Hiện tại, tổng giá trị của tất cả các loại tiền điện tử rơi vào khoảng 1 tỷ đô (với Bitcoin chiếm khoảng 40% tổng giá trị), so với 100 tỷ đô của các thị trường chứng khoán thế giới cộng lại.
Kể từ tháng 11/2021, giá trị của các loại tiền điện tử đã giảm 3 tỷ đô, đồng nghĩa khối tài sản 2 tỷ đô đã “bay màu”. Teunis Brosens, chuyên gia về tài chính kỹ thuật số, cho biết: “Mọi người đều đã đánh giá quá cao về vai trò của tiền điện tử trong hệ thống kinh tế - tài chính. Những gì xảy ra trong thị trường tiền điện tử đã gây ra tổn thất quá lớn cho các nhà đầu tư. Tất cả đều cảm thấy đau đớn vào lúc này”.
Cho đến nay, tình trạng hỗn loạn chỉ giới hạn ở phạm vi tiền điện tử. Bitcoin và các loại tiền điện tử khác đã bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về lạm phát và lãi suất ngân hàng. Điều này chứng tỏ, khi thị trường chứng khoán giảm, tài sản tiền điện tử cũng vậy.
Tại Vương quốc Anh, cơ quan giám sát tài chính tiếp tục mở rộng các biện pháp bảo vệ đối với sản phẩm tiền điện tử. Mới đây, giới chức trách đã đề xuất việc tiếp thị các sản phẩm số cho người tiêu dùng nhằm hạn chế đáng kể những sai số trong giao dịch tiền điện tử tại Anh.
Ở một diễn biến khác, EU đang xây dựng một khuôn khổ quy định cho tài sản tiền điện tử với mục đích giới thiệu sản phẩm số vào năm 2024. Trong khi tại Hoa Kỳ, Tổng thống Joe Biden đã ký lệnh hành pháp chỉ đạo Chính phủ liên bang điều phối một kế hoạch quản lý đối với tiền điện tử, bao gồm việc bảo vệ và giảm thiểu rủi ro do tiền kỹ thuật số gây nên.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm