Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:50 19/01/2023

IEA: Thế giới sẽ rất “khát” dầu mỏ vào năm 2023

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ đạt mức cao kỷ lục 101,7 triệu thùng/ngày trong năm nay, tăng 1,9 triệu thùng/ngày so với năm 2022.

Gần một nửa tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay sẽ đến từ Trung Quốc sau khi Bắc Kinh dỡ bỏ các hạn chế do Covid-19, IEA cho biết trong Báo cáo thị trường dầu mỏ (OMR) vào giữa tháng 1.

Đồng thời, tăng trưởng nguồn cung dầu thế giới vào năm 2023 dự kiến sẽ giảm xuống còn 1 triệu thùng/ngày, sau mức tăng trưởng dẫn đầu của OPEC+ là 4,7 triệu thùng/ngày vào năm ngoái.

 

Ảnh minh hoạ: Oilprice.

IEA cho biết trong báo cáo: “Mức tăng tổng thể của các nước ngoài OPEC+ đạt 1,9 triệu thùng/ngày sẽ được giảm bớt do Nga hạn chế sản xuất”. Do đó, thị trường sẽ phải thiết lập một cách cân bằng hơn, đồng nghĩa với việc nguồn cung sẽ hạn chế hơn.

Trong năm 2023, có thể ghi nhận nhu cầu nhập khẩu dầu mỏ tăng 1,9 triệu thùng/ngày lên 101,7 triệu thùng/ngày, mức cao nhất từ trước đến nay do thắt chặt cân bằng khi nguồn cung của Nga chậm lại dưới tác động hoàn toàn của các lệnh trừng phạt.

IEA cho biết Trung Quốc sẽ thúc đẩy gần một nửa mức tăng trưởng nhu cầu toàn cầu ngay cả khi hình thức và tốc độ mở cửa trở lại của nước này vẫn chưa chắc chắn.Trong năm 2023, có thể ghi nhận nhu cầu nhập khẩu dầu mỏ tăng 1,9 triệu thùng/ngày lên 101,7 triệu thùng/ngày, mức cao nhất từ trước đến nay do thắt chặt cân bằng khi nguồn cung của Nga chậm lại dưới tác động hoàn toàn của các lệnh trừng phạt.

IEA cho biết Trung Quốc sẽ thúc đẩy gần một nửa mức tăng trưởng nhu cầu toàn cầu ngay cả khi hình thức và tốc độ mở cửa trở lại của nước này vẫn chưa chắc chắn.
Nga và Trung Quốc sẽ là “hai quân bài hoang dã” trên thị trường trong năm nay, nhiều chuyên gia nhận định.

Trong tháng 12, xuất khẩu dầu mỏ của Nga chỉ giảm 200.000 thùng/ngày bất chấp lệnh cấm vận của EU và giới hạn giá trần dầu mỏ của G7. Tuy nhiên, mức giảm giá kỷ lục đối với các loại dầu xuất khẩu tiêu chuẩn của Nga đã làm giảm doanh thu từ dầu mỏ của Nga 3 tỷ USD xuống còn 12,6 tỷ USD vào tháng trước - mức thấp nhất kể từ tháng 2 năm 2021, cơ quan này ước tính.

Triển vọng lạc quan của IEA về nhu cầu trong năm nay đã khiến giá dầu tiếp tục đà tăng từ hôm 17/1 sang đầu phiên giao dịch vào thứ Tư (18/1).
Tính đến 6:15 sáng theo giờ ET, giá dầu thô WTI đã tăng 1,83% ở mức 81,68 USD/thùng. Dầu thô Brent vượt mốc 87 USD/thùng để giao dịch ở mức 87,29 USD/thùng, tăng 1,49% trong ngày.

Đọc thêm

Xem thêm