Thị trường hàng hóa
Muốn lập Marketing Plan hiệu quả cho doanh nghiệp, trước hết bạn cần nắm bắt chính xác các thông tin liên quan đến doanh nghiệp. Một số yếu tố cần hiểu rõ như: mục tiêu kinh doanh, cách thức hoạt động, thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, …. Khi đã nhìn nhận một cách tổng quan nhất về mô hình kinh doanh của công ty, cũng như thực trạng môi trường bên ngoài, bạn có thể dễ dàng thực hiện bước tiếp theo để phân tích SWOT để xác đinh chi tiết những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty. Từ đó, nhân viên có thể đưa ra những ý tưởng mới mẻ để xây dựng kế hoạch marketing phù hợp cho sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Ứng dụng phương pháp phân tích SWOT, nghiên cứu thị trường và cả đối thủ cạnh tranh để từ đó có phương hướng cụ thể cho kế hoạch makerting của mình. Một số vấn đề bạn cần trả lời như: Doanh nghiệp của bạn có điểm mạnh và điểm yếu gì?; Những cơ hội cho doanh nghiệp là gì?; Doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những rủi ro nào?; Sản phẩm của đối thủ cạnh tranh tốt hơn của bạn ở những điểm nào? Đối thủ chưa khai thác được những tiềm năng nào?
Đây là bước khá quan trọng, nó quyết định các chương trình Marketing và hiệu quả của chúng. Bởi khi nhìn vào các kết quả phân tích các nhà quản trị Marketing có thể nhìn ra các phương hướng kinh doanh và lường trước được kết quả mà kế hoạch sẽ đi tới. Do đó việc nghiên cứu phân tích này cần đảm bảo độ chính xác cao, cụ thể như sau:
+ Phân tích cơ hội/thử thách: các nhà quản trị cần phải nhận định một cách rõ ràng các cơ hội và thử thách có vai trò ảnh hưởng quyết định đến tương lai sản phẩm
+ Phân tích điểm mạnh/điểm yếu: các nhà quản trị cần phải nhận định một cách rõ ràng các điểm mạnh và điểm yếu để đưa ra được những giải pháp kịp thời
+ Phân tích vấn đề: công ty sử dụng những phân tích, đánh giá trên để xác định vấn đề cần giải quyết trong kế hoạch
Trong bối cảnh thị trường và chân dung khách hàng như vậy, mục tiêu bạn đặt ra cho doanh nghiệp là gì? Nếu không có mục tiêu, bạn không thể tăng chỉ số ROI (mức độ thành công của doanh nghiệp), hay thậm chí là không đo lường được. Nhưng đặt mục tiêu mà không tính toán cũng không đem lại lợi ích gì, thay vào đó phải đặt một cách thông minh. Một mục tiêu thông minh sẽ thỏa mãn các tiêu chí sau: Cụ thể, Phù hợp, Có thể đo lường được, Có thể đạt được, Có thời gian hoàn thành dự kiến. Theo đó, bạn không nên đặt mục tiêu chung chung như: “Tôi muốn tăng lượng follower của kênh Instagram”, mà phải là: “Tôi muốn tăng 15% lượng follower của kênh Instagram doanh nghiệp trong vòng 1 tháng”.
Thiết lập các mục tiêu cụ thể theo một lộ trình thời gian rõ ràng là điều cực kỳ quan trong trong quán trình lập kế hoạch marketing cho doanh nghiệp. Đâu là mục tiêu bạn muốn đạt được? Mục tiêu marketing trong năm là gì?
Dựa vào tình hình kinh doanh, khả năng và mong muốn của doanh nghiêp mà bộ phận marketing có thể xác lập các mục tiêu khác nhau từ vi mô đến vĩ mô (ví dụ như muốn hoàn thành mục tiêu gia tăng doanh số, tăng thị trường, lượng tiếp cận khách hàng cao hơn,…) Và nếu như bạn đã đặt ra mục tiêu thì hãy tập trung vào việc thực hiện và hoàn thành mục tiêu theo đúng kế hoạch đề ra. Có như vậy thì toàn bộ hoạt động marketing cho doanh nghiệp mới có thể triển khai theo đúng kế hoạch đã được vạch ra sẵn từ đầu năm.
Khi bạn đã có trong tay tất cả các mục tiêu mình cần thực hiện thì bước tiếp theo đó chính là cụ thể hóa các chiến lược để phục vụ việc hoàn thành các mục tiêu này. Trong từng mục tiêu, hãy liệt kê chi tiết các nhiệm vụ, hành động liên quan để bạn thực hiện chúng một cách tuần tự và không để bỏ sót bất cứ nhiệm vụ nào. Bằng cách này, bạn cũng có thể kiểm soát được mục tiêu mình đưa ra có thực tế và có cần thay đổi để phù hợp với mục tiêu chung hay không.
Sau khi đã có một loạt các mục tiêu, bước tiếp theo là hoạch định chiến thuật cho từng cái. Hiểu nôm na là bạn đã có điểm đến rồi, vậy thì đi đường nào để đến được đó nhanh nhất, dễ nhất và đúng kế hoạch nhất? Ví dụ mục tiêu mùa hè 2014 của Coca Cola là tăng doanh thu của doanh nghiệp, khuấy động thế giới của những người trẻ tuổi, khiến họ “nói nhiều hơn về Coca Cola, rồi tiêu thụ nhiều hơn” (more talk, more consume).
Để thực hiện mục tiêu đó, Coca Cola đã triển khai chiến dịch “Share a coke” với ý tưởng là in 150 cái tên phổ biến nhất Australia để gợi nhớ khách hàng đến người quen của họ. Những chai coke in tên riêng xuất hiện ở các tủ lạnh di động trên khắp nước Úc. 150 bài hát tương ứng với 150 cái tên cũng được sáng tác và phát trên đài truyền thanh Australia, nhanh chóng viral với hàng nghìn lượt chia sẻ trên Facebook. Chiến dịch này sau đó đã lan rộng đến 123 quốc gia. Ở Việt Nam, tên chiến dịch đổi thành “Trao Coca-Cola, kết nối bạn bè” bắt đầu từ ngày 09/06/2014 và gây được tiếng vang rất lớn.
Tính toán ngân sách cho kế hoạch marketing là một quy trình khó khăn, tuy nhiên đó lại là điều kiện bắt buộc cần phải làm nếu doanh nghiệp muốn triển khai thành công chiến lược marketing của mình. Hoạch định cụ thể những khía cạnh về tài chính liên quan đến hoạt động marketing mà doanh nghiệp định triển khai như: doanh nghiệp cần chi bao nhiêu tiền cho việc triển khai marketing trong năm? Các mục tiêu chi tiết sẽ cần ngân sách bao nhiêu? Nguồn ngân sách sẽ lấy từ đâu?
Và khi xây dựng ngân sách cho các hoạt động marketing thì bạn cần phải tham khảo, đánh giá để có những điều chỉnh ngân sách phù hợp với tình hình tại chính, tiết kiệm chi phí cho công ty.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm