Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:30 28/11/2022

Hiệp định EVFTA: Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam khai thác các thị trường ngách từ EU

Bên cạnh thị trường truyền thống, Hiệp định EVFTA đã mở ra cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam khai thác các thị trường ngách từ EU.

Theo thống kê từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) sau 2 năm đầu tiên thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đạt 83,4 tỷ USD, tức trung bình 41,7 tỷ USD/năm, cao hơn tới 24% so với kim ngạch xuất khẩu trung bình năm của giai đoạn 2016-2019 trước đó.

Tính chung 10 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang EU đạt xấp xỉ 40 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ 2021.

EU là thị trường tiềm năng của doanh nghiệp Việt Nam

Theo bà Nguyễn Cẩm Trang – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương): EU là một thị trường truyền thống của Việt Nam, qua theo dõi số liệu có thể thấy, qua 2 năm thực thi EVFTA một số thị trường ngách khác cũng đã bắt đầu được quan tâm và thúc đẩy xuất khẩu, điều này được thể hiện trong số liệu cấp giấy chứng nhận xuất xứ.

Tức là trong năm đầu tiên thực thi EVFTA thì kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch cấp giấy chứng nhận xuất xứ của Việt Nam sang EU chỉ chủ yếu tập trung tại một số quốc gia như Hà Lan, Đức, Bỉ, nhưng từ năm 2021 đến nay hầu hết các thị trường đều có kim ngạch cấp giấy chứng nhận xuất xứ.

“Điều đó cho thấy, chúng ta đã bắt đầu tận dụng được nhiều sang các thị trường ngách ở khu vực EU” – bà Nguyễn Cẩm Trang nhấn mạnh.

Cũng theo đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), theo cam kết trong 2 năm đầu thực thi Hiệp định EVFTA thì chúng ta vẫn được lựa chọn giữa cơ chế GSP và cơ chế EVFTA. Và với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thì chúng ta biết rằng, việc cắt giảm thuế quan sẽ thực hiện theo lộ trình. Do vậy, có thể đối với một số mặt hàng trong những năm đầu thực thi Hiệp định EVFTA, mức cắt giảm có thể chưa ưu đãi bằng mức thuế mà EU cam kết đơn phương cho Việt Nam.

Theo cam kết thì sau 2 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực đến hết năm nay (tức là thời điểm 31/12/2022) thì chúng ta sẽ không còn áp dụng cơ chế GSP nữa. Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán thì chúng ta đã đàm phán được rằng mức thuế nào có lợi hơn thì chúng ta được áp dụng mức thuế đó.

Cụ thể hơn là, trong 2 năm đầu thực thi Hiệp định EVFTA chúng ta được lựa chọn giữa cơ chế ưu đãi phổ cập (GSP) và thuế theo cam kết EVFTA, và khi lựa chọn mức thuế nào thì chúng ta áp dụng cơ chế về quy tắc xuất xứ đối với loại hình đó. Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2023 thì chúng ta chỉ áp dụng 1 cơ chế - cụ thể là theo cơ chế quy tắc xuất xứ theo EVFTA, có nghĩa là hiện nay chúng ta đang áp dụng là cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu C/O form EUR.1.

"Tuy nhiên, về mức thuế thì chúng ta vẫn được phép lựa chọn. Nghĩa là trong vòng 5 năm tiếp theo chúng ta được phép lựa chọn mức thuế nào ưu đãi hơn thì chúng ta sử dụng mức thuế đó, nhưng mà cơ chế về quy tắc xuất xứ là theo Hiệp định EVFTA chứ không áp dụng theo cơ chế GSP nữa" - bà Nguyễn Cẩm Trang thông tin.

Để chinh phục hiệu quả thị trường EU, doanh nghiệp Việt cần hiểu rõ về Hiệp định EVFTA

 

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, EU là một thị trường tiềm năng của Việt Nam, hàng hoá của Việt Nam và EU cũng có tính bổ sung cho nhau, nên đây là cơ hội rất tốt để doanh nghiệp Việt Nam chinh phục thị trường này.

Tuy nhiên, thống kê cũng cho thấy, tăng trưởng xuất khẩu từ Việt Nam sang EU khá tích cực sau 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA, nhưng hàng hóa Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng nhu cầu nhập khẩu mỗi năm của thị trường 27 nước thành viên EU. Một số mặt hàng thế mạnh như rau quả chưa chiếm đến 4%, thủy sản 8%, xuất khẩu gạo vào EU vẫn rất thấp, cũng có rất ít hàng hóa được xuất khẩu với thương hiệu Việt vào EU.

Theo đó, để tận dụng được những ưu đãi cũng như những điều kiện bắt buộc của EVFTA từ đầu năm tới, bà Nguyễn Cẩm Trang cho rằng: Bản thân doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ Hiệp định EVFTA, đặc biệt cần nắm bắt các quy định, bao gồm cả những quyết định liên quan đến quy tắc xuất xứ cũng như theo dõi lộ trình cam kết của các mặt hàng, từ đó sẽ tìm được cơ chế ưu đãi tốt nhất để thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường này.

Ngoài ra không chỉ là câu chuyện về quy tắc xuất xứ mà là câu chuyện là đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn lao động, những yêu cầu của thị trường EU đối với mặt hàng của chúng ta sản xuất, chẳng hạn đối với mặt hàng gỗ thì chúng ta phải quan tâm đến việc truy xuất nguồn gốc gỗ theo quy định hoặc là đối với thủy sản cũng vậy. Chúng ta đã có những bài học liên quan đến thẻ vàng đối với thủy sản, đó là những vấn đề rất cần được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm khi chinh phục hiệu quả thị trường EU.

10 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang EU đạt xấp xỉ 40 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ 2021.

 

Đọc thêm

Xem thêm