Thị trường hàng hóa
Giá dầu thế giới được ghi nhận vào phiên giao dịch ngày 31/8 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: Dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,16 USD, còn 92,84 USD/thùng, giá dầu Brent giảm 1,13 USD, xuống mức 100,28 USD/thùng.
Giá dầu giảm do lo ngại rằng sự suy yếu do lạm phát của các nền kinh tế toàn cầu sẽ làm giảm nhu cầu nhiên liệu, và do xuất khẩu dầu thô của Iraq không bị ảnh hưởng bởi các cuộc đụng độ, theo nhà tiếp thị nhà nước SOMO.
SOMO cũng cho biết rằng, họ có thể chuyển hướng nhiều dầu hơn sang châu Âu nếu được yêu cầu.
Lạm phát đang ở mức gần hai con số ở nhiều nền kinh tế lớn nhất thế giới, mức chưa từng thấy trong gần nửa thế kỷ qua. Điều này có thể khiến các Ngân hàng Trung ương ở Hoa Kỳ và châu Âu phải dùng đến các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ hơn có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế và đè nặng lên nhu cầu nhiên liệu.
Một cuộc thăm dò sơ bộ của Reuters cho thấy, dự trữ dầu thô của Mỹ có khả năng giảm 600.000 thùng trong tuần tính đến ngày 26/8, với sản phẩm chưng cất và xăng dự trữ cùng giảm.
Thị trường thế giới vẫn đang chờ đợi cuộc họp sắp tới của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh hay OPEC+ vào ngày 5/9/2022.
Ngày 30/8, Pháp cáo buộc Moscow sử dụng các nguồn cung năng lượng như một “vũ khí chiến tranh” khi tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga (GAZP.MM) giảm vận chuyển cho một trong những cơ sở chính và chuẩn bị ngừng dòng chảy dọc theo đường ống chính đến Đức. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cũng đã gọi chiến thuật này là khủng bố kinh tế. Tuy nhiên Moscow đã phủ nhận cáo buộc này.
Châu Âu đã được thông báo rằng, nguồn cung sẽ bị cắt giảm khi Gazprom ngừng Nord Stream 1 từ ngày 31/8 - 2/9 để bảo trì. Chính phủ các nước châu Âu đang cố gắng tìm ra giải pháp đối phó với chi phí năng lượng tăng cao cho các doanh nghiệp và hộ gia đình, đồng thời tìm các giải pháp thay thế nguồn cung cấp của Nga để dự trữ cho mùa đông.
Khi được hỏi liệu có đảm bảo rằng Gazprom sẽ khởi động lại dòng khí qua Nord Stream 1 hay không, Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, các lệnh trừng phạt là chướng ngại duy nhất dẫn đến gián đoạn nguồn cung tại đường ống này.
Công ty sản xuất điện lớn nhất Nhật Bản JERA thông tin tới Reuters rằng, họ đã ký một hợp đồng LNG dài hạn để duy trì nguồn cung từ dự án Sakhalin-2. Tokyo Gas, nhà cung cấp khí đốt thành phố lớn nhất ở Nhật Bản, đã ký một thỏa thuận mua bán khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) dài hạn với nhà điều hành mới của Nga của dự án Sakhalin-2 để giữ khối lượng cung cấp cho dự án.
Theo Oilprice, Nhà máy lọc dầu của BP ở Whiting, Indiana sẽ hoạt động bình thường trở lại trong vài ngày tới, trước khi nó có bất kỳ tác động thị trường nào đến giá xăng dầu. Trước đó, một đám cháy điện đã bùng phát tại cơ sở Whiting vào tuần trước, dẫn đến việc đóng cửa một số đơn vị và khiến bốn tiểu bang bao gồm Indiana, Illinois, Michigan và Wisconsin phải ban bố tình trạng khẩn cấp.
Cơ quan điều hành đã quyết định trích mỗi lít xăng từ 451 - 493 đồng vào quỹ. Dầu diesel trích lập 250 đồng/lít, dầu hỏa 400 đồng/lít và dầu mật trích 641 đồng/lít.
Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5RON92 giữ ở mức 23.725 đồng/lít; giá xăng RON95-III ở mức 24.669 đồng/lít, giá dầu diesel tăng mạnh 850 đồng/lít, không cao hơn 23.750 đồng/lít. Giá dầu hỏa không cao hơn 24.050 đồng/lít, tăng 730 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành. Giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 16.548 đồng/kg, giữ ổn định so với giá bán hiện hành.
Mức giá trên có hiệu lực từ thời điểm 15h ngày 22/8 cho đến kỳ điều hành giá xăng dầu tiếp theo của liên Bộ Công Thương - Tài chính, dự kiến ngày 5/9.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm