Thị trường hàng hóa
Giá dầu thế giới được ghi nhận vào phiên giao dịch đầu tuần ngày 29/8 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: Dầu thô WTI của Mỹ giữ mức 92,81 USD/thùng, giá dầu Brent mức 100,56 USD/thùng.
Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala cho biết, Cộng hòa Séc, quốc gia giữ chức Chủ tịch luân phiên của EU, sẽ triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của các bộ trưởng năng lượng của khối để thảo luận về các biện pháp khẩn cấp cụ thể nhằm giải quyết tình hình năng lượng khi khủng hoảng năng lượng tại EU đang trở nên tồi tệ hơn với giá cả chạm tới kỷ lục mới.
Các bộ trưởng năng lượng của EU dự kiến sẽ có một cuộc họp thường kỳ vào tháng 10 nhưng do giá khí đốt và điện đang tăng cao, chủ tịch luân phiên của EU - Cộng hòa Czech - muốn triệu tập một hội nghị thượng đỉnh càng sớm càng tốt.
Giá năng lượng ở châu Âu đã phá vỡ kỷ lục trong suốt tuần trước sau khi Gazprom của Nga cho biết rằng họ sẽ tạm dừng tất cả các chuyến hàng qua Nord Stream đến Đức trong từ ngày 31/8 đến 2/9. Thông báo này đã làm dấy lên lo ngại mới rằng nguồn cung dầu thông qua đường ống có thể bị tiếp tục cắt giảm hoặc tạm dừng hoàn toàn sau đợt bảo trì ngoài kế hoạch kéo dài 3 ngày vào cuối tháng 8.
Tập đoàn Dầu khí và Hóa chất Trung Quốc (Sinopec Corp), báo cáo thu nhập ròng giữa niên độ tăng 10,4% lên mức kỷ lục 43,53 tỷ nhân dân tệ (6,33 tỷ USD), nhờ giá dầu và khí đốt tăng mạnh mặc dù doanh số bán nhiên liệu trong nước suy yếu.
Sinopec, nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới theo công suất, đã báo cáo doanh thu 1,61 nghìn tỷ nhân dân tệ trong sáu tháng, tăng 27,9% so với mức của năm trước.
Sản lượng của các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đã giảm xuống còn 12,53 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020 và thấp hơn 8,8% so với mức tháng 7/2021. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do các nhà máy lọc dầu quốc doanh như Sinopec và PetroChina ngừng hoạt động và thu hẹp biên độ tinh chế.
Trong một diễn biến khác, trong một bức thư, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ kêu gọi các nhà máy lọc dầu trong nước không nên tăng cường xuất khẩu các loại nhiên liệu như xăng và dầu diesel trong tháng này, kêu gọi tập trung vào việc xây dựng hàng tồn kho ở Hoa Kỳ trong thời gian tới, thay vì bán bớt các kho dự trữ hiện tại và tăng cường xuất khẩu hơn nữa
Các nhà máy lọc dầu của Mỹ đã tăng cường xuất khẩu các sản phẩm dầu trong tháng này khi sản lượng dầu thô trong nước tăng và nhu cầu nhiên liệu toàn cầu tiếp tục phục hồi.
Giá dầu thế giới tuần này sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc thỏa thuận hạt nhân Iran có đi tới kết quả tốt hay không và liệu OPEC+ có quyết định giảm sản lượng hay không.
Sau một tuần phủ sắc xanh (cụ thể là giá dầu WTI đã tăng 2,9% trong tuần trước và giá dầu Brent tăng 4,4%) thì trong tuần này, các thị trường và các nhà quan sát kỳ vọng vào nhu cầu dầu ở châu Âu và Trung Quốc sẽ tăng mạnh khi nhiều quốc gia trong khu vực châu Âu đang bế tắc trong việc đảm bảo nguồn cung khí cho mùa đông khắc nghiệt sắp tới.
Trái lại, giá dầu khó có thể tăng lên mức giá cao hơn bởi áp lực từ sự chênh lệch cung – cầu khi nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu tại Mỹ có dấu hiệu chậm lại, trong khi sản lượng khai thác lại có dấu hiệu tăng lên, bất chấp việc nước này đang thực hiện việc xả kho dự trữ chiến lược 1 triệu thùng/ngày.
Cơ quan điều hành đã quyết định trích mỗi lít xăng từ 451-493 đồng vào quỹ. Dầu diesel trích lập 250 đồng/lít, dầu hỏa 400 đồng/lít và dầu mật trích 641 đồng/lít.
Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: giá xăng E5RON92 giữ ở mức 23.725 đồng/lít; giá xăng RON95-III ở mức 24.669 đồng/lít, giá dầu diesel tăng mạnh 850 đồng/lít, không cao hơn 23.750 đồng/lít. Giá dầu hỏa không cao hơn 24.050 đồng/lít, tăng 730 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành. Giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 16.548 đồng/kg, giữ ổn định so với giá bán hiện hành.
Mức giá có hiệu lực từ thời điểm 15 ngày 22/8 cho đến kỳ điều hành giá xăng dầu tiếp theo của liên Bộ Công Thương – Tài Chính.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm