Thị trường hàng hóa
Theo chia sẻ từ Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (Nhựa Tiền Phong, mã cổ phiếu NTP - sàn HNX), công ty đang áp dụng chính giá “mềm dẻo” nhằm duy trì sức cạnh tranh trên thị trường.
Cụ thể, giai đoạn trước tháng 8/2022, các sản phẩm của Nhựa Bình Minh (mã cổ phiếu BMP) - đối thủ chính của Nhựa Tiền Phong có mức giá bán trung bình cao hơn khoảng 10%. Tuy nhiên, sau tháng 8/2022, mức chênh lệch này đã lên tới 20%. Trong năm 2023 vừa qua, Nhựa Bình Minh theo đuổi chiến lược giữ giá sản phẩm để bảo vệ lợi nhuận thì Nhựa Tiền Phong có chủ trương mở rộng thị phần.
Hiện một số tổ chức tài chính đánh giá, chính sách cạnh tranh giá của Nhựa Tiền Phong sẽ hỗ trợ tích cực việc mở rộng thị phần, nhất là trong bối cảnh hoạt động xây dựng đang hồi phục chậm.
Đáng chú ý, vào cuối tháng 2 vừa qua, Nhựa Tiền Phong đã ký kết hợp tác chiến lược với Công ty Cổ phần Shinec để cung cấp ống và phụ tùng nhựa cho các dự án khu công nghiệp của Shinec. Ban lãnh đạo Shinec hiện đặt mục tiêu phát triển mới khoảng 3.500 ha đất công nghiệp trên toàn quốc từ nay đến năm 2030.
Shinec hiện đánh giá cao chất lượng các sản phẩm ống nhựa và phụ tùng phục vụ cho việc xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp theo hướng sinh thái của công ty.
Việc hợp tác chiến lược với Shinec kỳ vọng sẽ là động lực, góp phần tăng trưởng doanh thu cho Nhựa Tiền Phong trong năm nay.
Kết quả kinh doanh của Nhựa Tiền Phong trong năm nay còn được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ việc giá hạt nhựa PVC đang ở vùng giá thấp kỷ lục. Sau giai đoạn giá bùng nổ do đứt gãy chuỗi cung ứng, giá hạt nhựa PVC hiện đang ở vùng thấp nhất 10 năm trở lại đây do nhu cầu xây dựng trên toàn cầu suy yếu xuyên suốt 2 năm vừa qua.
Triển vọng hồi phục ngành bất động sản thế giới hiện vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức do lãi suất tại Mỹ và EU vẫn đang neo cao và các biện pháp vực dậy thị trường bất động sản tại Trung Quốc chưa có tác dụng. Do đó, giá PVC dự kiến sẽ tiếp tục duy trì thấp trong cả năm nay, giúp hỗ trợ lợi nhuận của Nhựa Tiền Phong. Hạt nhựa PVC đang chiếm tới 60 - 70% giá vốn hàng bán của doanh nghiệp nhựa này.
Xem thêm: "Tập đoàn Hoa Sen (HSG): Lên kế hoạch IPO mảng nhựa & ống thép, đặt mục tiêu lãi tăng 16 lần" trên Tạp chí Công Thương tại đây.
Với tiêu chí duy trì lợi nhuận thuần từ 9 - 12%, không "chạy theo tối ưu lợi nhuận", Nhựa Tiền Phong có khả năng giảm giá bán sản phẩm cho các đại lý để kích cầu tăng doanh thu. Đồng thời, với việc lãi suất huy động trong nước chạm đáy, Nhựa Tiền Phong có thể bắt đầu cắt giẩm dần các chi phí chiết khấu hỗ trợ công tác bán hàng, từ đó tạo dư địa cải thiện lợi nhuận.
Theo đánh giá mới đây của hãng chứng khoán DSC Securities, trong năm nay, doanh thu của Nhựa Tiền Phong có thể tăng 4%, đạt 5.366 tỷ đồng và lợi nhuận tăng 17%, đạt 657 tỷ đồng, tiếp tục thiết lập mức cao kỷ lục mới trong lịch sử hoạt động.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm