Thị trường hàng hóa
Giá cà phê tăng nhẹ
Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/10/2024, giá cà phê Robusta trên sàn London ghi nhận mức tăng với tổng lượng giao dịch từ 4.475 đến 4.914 tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 đạt 4.914 USD/tấn, tăng 49 USD/tấn; kỳ hạn tháng 1/2025 là 4.742 USD/tấn, tăng 41 USD/tấn; kỳ hạn tháng 3/2025 đạt 4.598 USD/tấn, tăng 50 USD/tấn; và kỳ hạn tháng 5/2025 đạt 4.475 USD/tấn, tăng 53 USD/tấn.
Ảnh minh họa. Ảnh: INT
Tại sàn New York, giá cà phê Arabica sáng ngày 11/10/2024 cũng tăng từ 4.45 - 4.70 cent/lb. Cụ thể, kỳ hạn giao tháng 12/2024 tăng 1.88%, đạt 254.75 cent/lb; kỳ hạn tháng 3/2025 tăng 1.87% lên 253.45 cent/lb; kỳ hạn tháng 5/2025 đạt 251.60 cent/lb, tăng 1.86%; và kỳ hạn tháng 7/2025 tăng 1.82%, đạt 249.15 cent/lb.
Giá cà phê Arabica Brazil sáng 11/10/2024 diễn biến trái chiều, với kỳ hạn giao tháng 12/2024 giảm 0.24%, xuống còn 305.50 USD/tấn. Trong khi đó, kỳ hạn tháng 3/2025 tăng 1.76%, đạt 306.15 USD/tấn; kỳ hạn tháng 5/2025 tăng 2.02%, đạt 308.65 USD/tấn; và kỳ hạn tháng 7/2025 tăng 1.97%, đạt 305.30 USD/tấn.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê sáng 11/10/2024 được cập nhật tăng nhẹ 100 đồng/kg, dao động trong khoảng 112.800 - 113.500 đồng/kg. Các tỉnh Tây Nguyên ghi nhận giá trung bình 113.200 đồng/kg, với mức giá cao nhất tại Đắk Nông, Gia Lai, Đắk Lắk là 113.500 đồng/kg.
Cụ thể, giá thu mua cà phê tại Gia Lai (Chư Prông) là 113.500 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; Pleiku và La Grai là 113.400 đồng/kg. Tại Kon Tum và Đắk Nông, giá cà phê đạt 113.500 đồng/kg, trong khi tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp giá vẫn giữ nguyên ở mức 113.400 đồng/kg.
Tại tỉnh Lâm Đồng, giá cà phê nhân xô ở các huyện Bảo Lộc, Di Linh và Lâm Hà duy trì ở mức 112.800 đồng/kg, không thay đổi so với ngày hôm qua. Trong khi đó, tại Đắk Lắk, huyện Cư M'gar, giá cà phê là 113.500 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; huyện Ea H'leo và thị xã Buôn Hồ cũng giao dịch ở mức 113.400 đồng/kg.
Vụ mùa cà phê này, nông dân hưởng lợi từ giá cao, đồng thời tăng cường đầu tư vào việc chăm sóc và tái canh cây cà phê. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần áp dụng nguyên tắc “mua cao, bán cao” để tránh rủi ro.
Dự báo thị trường cà phê toàn cầu sẽ tăng từ 132,13 tỷ USD năm 2024 lên 166,39 tỷ USD vào năm 2029, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ cà phê gia tăng trong giới trẻ, thu nhập cao hơn và quá trình đô thị hóa. Việt Nam có cơ hội lớn để tăng giá trị xuất khẩu cà phê, song cần chú trọng canh tác bền vững để duy trì tăng trưởng dài hạn.
Giá hồ tiêu quay đầu giảm
Ngày 11/10/2024, giá tiêu tại các vùng trọng điểm ghi nhận giảm 1.000 đồng/kg, giao dịch quanh mốc 145.000 - 147.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất thuộc về các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông với 147.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Lắk giảm 1.000 đồng/kg, xuống còn 147.000 đồng/kg. Tại Chư Sê (Gia Lai), giá tiêu ổn định ở mức 146.000 đồng/kg. Ở Đắk Nông, giá tiêu cũng giảm 1.000 đồng/kg, xuống mức 147.000 đồng/kg.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu ngày 11/10/2024 tiếp tục giảm. Cụ thể, tại Bà Rịa – Vũng Tàu, giá tiêu hiện ở mức 146.500 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg so với ngày trước. Tại Bình Phước, giá tiêu cũng giảm tương tự, đạt 145.000 đồng/kg.
Như vậy, giá tiêu ngày 11/10/2024 đã giảm 1.000 đồng/kg, dao động từ 145.000 - 147.000 đồng/kg, với mức cao nhất đạt 147.000 đồng/kg.
Cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu đen Lampung của Indonesia tăng 0,33%, lên mức 6.711 USD/tấn, trong khi giá tiêu trắng Muntok tăng 0,32%, đạt 8.974 USD/tấn. Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil ở mức 6.750 USD/tấn, trong khi tiêu đen ASTA của Malaysia đạt 8.800 USD/tấn, tiêu trắng ASTA đạt 11.200 USD/tấn.
Giá tiêu đen của Việt Nam giảm xuống mức 6.500 USD/tấn với loại 500 g/l, giảm 4,62%; loại 550 g/l giảm 4,41%, còn 6.800 USD/tấn; giá tiêu trắng giảm 3,05%, còn 9.850 USD/tấn.
Vừa qua, kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 7 ngày từ 1/10 đến 7/10 ở Trung Quốc đã tác động đến thị trường nhập khẩu. Tuần lễ vàng đã làm giảm nhu cầu nhập khẩu tiêu, trong khi đó, sự gia tăng của đồng USD trong bối cảnh xung đột tại Trung Đông càng khiến giá tiêu toàn cầu chịu áp lực.
Tình hình kinh tế thế giới hiện tại đang bất ổn với lạm phát cao, lãi suất tăng và xung đột địa chính trị, làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu. Điều này khiến các nhà nhập khẩu hồ tiêu thận trọng, giảm mua hàng để tránh rủi ro, làm giảm nhu cầu và giá tiêu. Các thị trường lớn của Việt Nam đã nhập khẩu lượng lớn hồ tiêu trong 9 tháng qua và đang chờ đợi diễn biến thị trường trước khi mua thêm.
Dự kiến, cuối năm nhu cầu từ Trung Quốc và châu Âu có thể tăng, kéo theo sự phục hồi ngắn hạn của giá hồ tiêu toàn cầu.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm