Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:56 19/11/2022

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/11: Giá dầu mất mốc 90 USD, giá nông sản biến động trái chiều

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/11 ghi nhận giá dầu mất mốc 90 USD/thùng, giá nông sản biến động trái chiều.

Dầu Brent mất mốc 90 USD/thùng

Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên giao dịch ngày hôm qua, đánh dấu phiên giảm thứ 3 trong tuần. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 18/11, giá WTI giảm 4,62% xuống 81.64 USD/thùng trong khi giá Brent giảm 3,31% xuống 89,78 USD/thùng.

Dầu thô chịu sức ép từ phiên sáng khi thị trường tiếp tục đón nhận các thông tin tiêu cực về dịch Covid-19 ở Trung Quốc. Bên cạnh đó là các thông tin về một số cuộc biểu tình diễn ra ở nước này, tuy nhiên chính phủ vẫn không có dấu hiệu gì sẽ khoan nhượng về chính sách Zero-Covid. Lo ngại về các hoạt động phong tỏa sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc đang là yếu tố lớn nhất gây sức ép lên giá dầu. Trong khi đó, các bất ổn về xã hội tại nước này có thể làm lu mờ các chính sách hỗ trợ kinh tế mà chính phủ đưa ra. Hiện tại, nước này đã yêu cầu nhà cung cấp chính là Saudi Arabia giảm khối lượng dầu cung ứng cho các nhà máy lọc dầu, cũng như giảm tốc độ trong việc mua dầu Nga.

Giá dầu tiếp tục giảm sâu trong phiên tối, khi Chủ tịch Fed louis James Bullard một lần nữa thể hiện quan điểm “diều hâu” trong chính sách tiền tệ, với phát biểu rằng lãi suất cần phải tăng ít nhất lên mức 5 – 5,25%. Trước đó, thành viên Fed này cho biết ông kỳ vọng lãi suất sẽ ở mức 4,75% - 5%. Cùng quan điểm là chủ tịch Fed Minneapolis, cho rằng vẫn chưa thể rõ mức đỉnh lãi suất sẽ là bao nhiêu. Thậm chí trên thị trường còn có ý kiến cho rằng lãi suất phải tăng lên mức 7% để khống chế lạm phát. Lãi suất tăng cao làm tăng chi phí vay cho nền kinh tế, làm giảm các hoạt động sản xuất, tiêu dùng, và từ đó gây sức ép lên giá dầu. Bên cạnh đó, Dollar Index tăng mạnh trong phiên tối cũng khiến cho chi phí nhập khẩu của các quốc gia tiêu thụ dầu lớn, đặc biệt tại khu vực châu Á, tăng mạnh. Một loạt các thông tin tiêu cực đang đẩy giá dầu xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10.

Bức tranh tiêu thụ kém sắc của nhà tiêu thụ dầu thô và kim loại hàng đầu thế giới Trung Quốc trước các tác động của dịch bệnh vẫn đang là yếu tố chính gây sức ép tới giá các mặt hàng này. Do đó, nhiều khả năng giá sẽ khó thoát khỏi vùng đi ngang trong giai đoạn cuối năm. Tuy nhiên, đối với giá dầu, nguồn cung có thể sẽ có sự thay đổi đáng kể vào năm sau, khi mà lệnh cấm vận của EU đối với dầu của Nga cùng với các dịch vụ vận tải biển đang đến gần. Sẽ rất khó có thể bù đắp khoảng trống nguồn cung từ Nga và khả năng giá dầu tăng trở lại vào năm sau vẫn còn tiềm ẩn.

Cao su Nhật Bản tiếp tục tăng

Giá cao su Nhật Bản tiếp tục tăng do tâm lý nhu cầu tích cực khi Trung Quốc nới lỏng những hạn chế chống Covid-19, mặc cổ phiếu trong nước giảm và thị trường Thượng Hải yếu đã hạn chế đà tăng.

Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 4/2023 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 0,5 JPY hay 0,2% lên 217,5 JPY (1,56 USD)/kg.

Tại Thượng Hải, giá cao su giao tháng 1/2023 giảm 20 CNY xuống 12.580 CNY (1.786 USD)/tấn.

Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật Bản đóng cửa giảm 1,06%.

Đường tăng

Đường thô kỳ hạn tháng 3/2023 đóng cửa tăng 1% lên 19,83 US cent/lb, quay trở lại mức cao nhất 5 tháng của phiên trước đó tại 19,85 US cent.

Các đại lý cho biết thị trường này được hỗ trợ bởi tin đồn một số nhà máy của Ấn Độ đang tìm cách đàm phán lại các hợp đồng xuất khẩu đã được thỏa thuận khi giá thấp hơn.

Đường trắng kỳ hạn tháng 12 đáo hạn trong ngày 15/11 đóng cửa tăng 0,4% lên 568,5 USD/tấn.

Các đại lý lưu ý nguồn cung đường trắng trong ngắn hạn khan hiếm và mức cộng của hợp đồng kỳ hạn tháng 12 và tháng 3/2023 tăng lên khoảng 37 USD từ mức 27 USD trong tuần trước đó.

Giá đồng giảm lần thứ 4

Đồng COMEX ghi nhận phiên giảm thứ 4 liên tiếp với mức giảm 2,27% xuống 3,68 USD/pound. Bên cạnh sức ép từ đà tăng trở lại của đồng Dollar Mỹ, dữ liệu về số giấy phép xây dựng của Mỹ giảm 38.000 xuống 1,526 triệu trong tháng 10, phản ánh áp lực chi phí vay tác động đến thị trường bất động sản khiến cho nhu cầu về đồng cũng trở nên hạn hẹp hơn. Ngoài ra, với việc Đảng Cộng hòa giành ưu thế ở Hạ viện, họ đang chuẩn bị thiết lập kế hoạch thúc đẩy khai thác kim loại như lithium và đồng nhằm tự chủ ngành EV, bằng cách rút bớt một nửa thời gian xem xét phê duyệt giấy phép khai thác. Điều này cũng làm tăng kỳ vọng về nguồn cung đồng, gây áp lực đến giá.

Niken LME tiếp tục phiên giảm mạnh gần 9% sau khi Sở LME trong một động thái tăng cường giám sát với những biến động mạnh trên thị trường này, đã tăng mức ký quỹ thêm 28%, từ 4.765 USD lên 6.100 USD.

Đọc thêm

Xem thêm