Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:20 16/03/2023

Doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn hạ điều kiện cho vay

Doanh nghiệp nhỏ và vừa mong muốn Ngân hàng Nhà nước đề nghị Chính phủ cho phép Ngân hàng Nhà nước đưa các điều kiện cho vay đối với khu vực này xuống mức thấp hơn.

Ngày 15/3/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị “Các giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa – SME, phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh”.

Ngân hàng rất ngại cho vay khu vực SME

Tại Hội nghị, bà Bùi Thu Thủy – Phó Cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch đầu tư cho biết Luật hỗ trợ SME đã được 5 năm, tuy nhiên rất nhiều nội dung triển khai còn hạn chế.

Bà Thu Thủy đã đưa ra ra số liệu thống kê, Theo đó, dư nợ hỗ trợ cho khu vực SME tính đến tháng 12/2022 đạt 2,18 triệu tỷ, tăng 8,12%, chiếm khoảng 18,33%. Con số này thể hiện nỗ lực rất lớn của NHNN cũng như ngân hàng địa phương và hệ thống ngân hàng thương mại.

“Tuy nhiên, chúng tôi vẫn kỳ vọng con số này tiếp tục tăng lên”, bà Bùi Thu Thủy chia sẻ.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa mong muốn Ngân hàng Nhà nước đề nghị Chính phủ cho phép Ngân hàng Nhà nước đưa các điều kiện cho vay đối với khu vực này xuống mức thấp hơn. Ảnh minh họa

Về hỗ trợ tiếp cận tín dụng, hiện tại, theo bà Thủy, SME tiếp cận qua một số kênh, lớn nhất vẫn là kênh qua các ngân hàng thương mại (khoảng 90%). Thế nhưng, tỷ lệ SME tiếp cận nguồn tài chính chính thống hiện nay còn thấp.

Theo kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu phản ứng kinh tế Trung ương, các SME tiếp cận các nguồn tài chính qua hệ thống ngân hàng và các nguồn chính thống khác chỉ chiếm khoảng 25%, còn đến 75% vẫn phải đi huy động bạn bè, vay mượn phi chính thống.

“Cũng như đánh giá của NHNN, mấy năm nay chúng tôi phối hợp rất chặt chẽ với NHNN theo dõi, ngành ngân hàng khẳng định là có vốn nhưng SME rất khó tiếp cận. Nguyên nhân đến từ cả 2 phía. SME năng lực hạn chế, kĩ năng quản lý dòng tiền chưa tốt, thậm chí có những doanh nghiệp vay ngắn hạn, đầu tư vào dài hạn,… Vì thế, uy tín thấp nên quan hệ với ngân hàng cũng thấp. Ngày xưa, chúng tôi thấy rằng thậm chí nhiều ngân hàng rất ngại cho vay khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa vì quản lý rất mất công, mất chi phí quản lý trong khi cho doanh nghiệp lớn vay thì món vay ra tấm ra món và uy tín lớn hơn”, bà Thu Thủy chia sẻ.

Mong muốn điều kiện cho vay với SME thấp hơn

Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa đánh giá doanh nghiệp rất khó tiếp cận tín dụng ngân hàng. Các biện pháp đã được thực hiện hết rồi nhưng nguồn vốn vẫn khó “chảy” vào khu vực SME.

Nguyên nhân là hiện tại, doanh nghiệp nói chung đang ở quy mô rất thấp: 60% doanh nghiệp siêu nhỏ, 38% doanh nghiệp nhỏ và vừa, số lượng doanh nghiệp cỡ vừa chỉ khoảng 2%, 3%. Quy mô thấp thì khó đáp ứng được các điều kiện cho vay của ngân hàng.

Bà Bùi Thu Thủy cũng cho biết hiện nay, quy mô vốn bình quân của các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất thấp (khoảng 10 – 20 tỷ đồng). Vì quy mô bé như vậy nên việc cân đối trong những việc quan trọng để mà đánh giá năng lực tài chính cũng rất khó.

“Nên chăng NHNN đề nghị Chính phủ cho phép NHNN đưa các điều kiện cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa xuống mức thấp hơn?”, ông Thân mong muốn khu vực SME được giảm điều kiện cho vay.

Ông Hoàng Minh Nhật, Giám đốc Công ty cổ phần Hoàng Minh Nhật, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu gạo đưa ra quan điểm rằng về chủ trương, các ngân hàng đã có nhưng vấn đề mấu chốt ở đây là ngân hàng cũng là một doanh nghiệp nên khi cho vay, ngân hàng phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn và quản lý được tốt cho doanh nghiệp. Nhưng hiện nay hai vấn đề này “không gặp được nhau”.

Cụ thể, các ngân hàng luôn có chuẩn cho vay, doanh nghiệp phải đáp ứng được chuẩn mới được vay nên các doanh nghiệp dưới chuẩn thì rất khó tiếp cận vốn. Đặc biệt, theo ông Nhật, ngành hàng lúa gạo, nông sản như công ty ông lại mang tính chất thời vụ nên rất khó vay vốn.

“Do đó, tôi nêu lên cái này để NHNN xem làm sao để tháo gỡ điểm thắt, làm sao để doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh ngành nghề này gặp điểm chung để tháo gỡ”, ông Nhật đề xuất.

Sẽ có sẵn dữ liệu doanh nghiệp cho ngân hàng

Để ngân hàng và SME có thể dễ dàng tiếp cận được nhau hơn, Cục phát triển doanh nghiệp đã và đang xây dựng dữ liệu doanh nghiệp cho ngân hàng tham khảo.

Bà Bùi Thu Thủy cho biết trong năm 2023 và giai đoạn tiếp theo, Cục phát triển doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh triển khai Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị định 80 cũng không ngoài các giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số, hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp, đào tạo, hỗ trợ kết nối doanh nghiệp với các công ty đầu chuỗi trong lĩnh vực tài chính tín dụng.

“Chúng tôi tiếp tục phối hợp với NHNN để đẩy nhanh các chính sách, rà soát cơ chế của các quỹ tín dụng và cũng rất mong muốn tiếp tục hình thành nên một cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp nhỏ và vừa”, bà Thu Thủy cho biết.

Hiện nay, cơ quan chức năng đang triển khai những dự án đầu tư công để nâng cấp Cổng điện tử. Kỳ vọng năm 2025 trên Cổng sẽ có dữ liệu về các doanh nghiệp. Đây có thể chính là nguồn khách hàng mà các ngân hàng có thể tham khảo, chia sẻ.

Trong việc tiếp cận tín dụng, có những hỗ trợ của các Hiệp hội hay là của các cơ quan địa phương cũng là thêm tăng thêm uy tín cho doanh nghiệp, để ngân hàng, thấy rằng các bên cùng sẵn sàng hỗ trợ cho doanh nghiệp thì sẽ tự tin hơn khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp.

“Đấy là những vấn đề trọng tâm trong giai đoạn tới. Chúng tôi cũng có cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp, qua đó cũng có rất nhiều tài liệu, báo cáo ngành và tiến tới sẽ có những danh sách tư vấn viên, danh sách doanh nghiệp theo từng hình thức để các ngân hàng có thể tham khảo và chia sẻ, có cơ hội để cấp vốn tốt hơn cho doanh nghiệp”, bà Thu Thủy khẳng định những nỗ lực mà cơ quan chức năng hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong kết nối tín dụng ngân hàng.

Đọc thêm

Xem thêm