Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:00 05/08/2024

Doanh nghiệp dệt may: Khởi sắc xen lẫn “cầm chừng”

DNVN - Dệt may là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu cả nước trong 6 tháng đầu năm khi đạt gần 21 tỷ USD. Nhiều doanh nghiệp ngành dệt may đang hồi phục tích cực, thậm chí ghi nhận lãi đậm. Tuy nhiên, cũng không ít công ty sản xuất kinh doanh cầm chừng.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), dệt may là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu cả nước trong 6 tháng đầu năm khi đạt gần 21 tỷ USD, tăng khoảng 4% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu theo tháng cũng tăng trưởng trở lại trong tháng 6 với kim ngạch đạt 3,16 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ nhờ sự tăng trưởng 2% tại thị trường Mỹ trong khi các thị trường khác vẫn còn yếu.

Theo chuyên gia phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán VPS, hiện ngành dệt may đang được trợ lực bởi nhiều yếu tố trong nước cũng như quốc tế, kết hợp với những điều kiện thuận lợi hứa hẹn 2024 là một năm sáng giá của ngành dệt may nói chung.

Khu vực FDI đang nắm giữ vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp dệt may, đóng góp khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Thời gian qua, động thái các công ty FDI mở rộng sản xuất dệt và nhuộm tại Việt Nam đã cho thấy ngành dệt may đang có triển vọng tích cực.

Việt Nam hiện có khoảng 3.500 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành dệt may, với tổng mức đầu tư khoảng trên 37 tỷ USD. Bên cạnh trợ lực từ doanh nghiệp FDI, các hiệp định thương mại tự do cũng đóng góp không nhỏ trong việc hỗ trợ sự khởi sắc của ngành dệt may.

Thời điểm hiện tại, dệt may Việt Nam đang có triển vọng chiếm thị phần của Trung Quốc tại Mỹ. Do lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và vấn nạn lao động tại Tân Cương, nhiều công ty thời trang Mỹ đã quyết định giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Việt Nam, cùng với Bangladesh, Campuchia và Indonesia trở thành những lựa chọn thay thế hàng đầu cho các nhà nhập khẩu Mỹ.

Ngành dệt may đang được trợ lực bởi nhiều yếu tố trong nước cũng như quốc tế.

Đối với các yếu tố trong nước, hiện doanh số hàng may mặc tại Việt Nam đạt gần 250.000 tỷ đồng trong năm 2023, tăng 7,4% so với năm 2022 dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Tiêu thụ trong nước vẫn cho thấy nhiều tín hiệu tích cực trong năm 2024 và là một nguồn động lực quan trọng cho ngành dệt may.

Cùng với sức tiêu thụ trong nước lớn, nhờ vào các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, đặc biệt là Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035 đã được phê duyệt sẽ là một trong những lợi thế lớn của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới.

Trên sàn chứng khoán, trong quý II/2024, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may đang hồi phục tích cực, thậm chí ghi nhận lãi đậm. Tuy nhiên, cũng không ít công ty sản xuất kinh doanh cầm chừng.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024, Công ty cổ phần Dệt may Hoà Thọ ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.094 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. Khấu trừ chi phí, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 69 tỷ đồng, tăng trưởng tới 110% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong vòng 7 quý trở lại đây.

Cũng trong quý II/2024, Công ty cổ phần Sợi Phú Bài ghi nhận lợi nhuận gần 3,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 18 tỷ đồng. Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại TNG ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 86 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ năm ngoái. Luỹ kế nửa đầu năm 2024, TNG ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt hơn 128 tỷ đồng, hoàn thành 41% mục tiêu năm.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, trong quý II, Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ ghi nhận hơn 303 tỷ đồng doanh thu thuần. Lợi nhuận sau thuế âm 55,5 tỷ đồng, mức lỗ cao nhất từ trước đến nay. Lũy kế 6 tháng, công ty này lỗ gần 55 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 39 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Vải sợi may mặc Miền Bắc ghi nhận doanh thu bán hàng giảm 15%. Giá vốn tăng 34% cùng chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng dẫn tới lợi nhuận giảm 63%, xuống còn 1,8 tỷ đồng trong quý II.

Đánh giá về tình hình sản xuất kinh doanh từ nay cuối năm, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp dệt may sẽ phải đối mặt với khó khăn khi nhiều thị trường lớn đưa ra những quy định mới mang tính bắt buộc, liên quan tới lao động và môi trường trong chuỗi cung ứng, xử lý chất thải dệt may.

Một số doanh nghiệp dệt may bày tỏ lo ngại về việc các quốc gia xuất khẩu cạnh tranh có khả năng phá giá mạnh đồng nội tệ để hỗ trợ xuất khẩu. Cùng với đó, cước vận tải biển tiếp tục tăng cao, tiền lương tối thiểu vùng tăng, chi phí tiền điện, chi phí tài chính có khả năng tăng trong thời gian tới.

Ngoài ra, ngành dệt may cũng chịu áp lực ngày càng lớn về lực lượng lao động. Các doanh nghiệp trong ngành đang thiếu khoảng nửa triệu lao động, tập trung vào lao động có tay nghề, lao động cấp trung, quản lý, thiết kế sản phẩm.

Đọc thêm

Xem thêm