Thị trường hàng hóa
Nếu bạn thường xuyên đọc báo sẽ thấy được rất nhiều tin tức xoay quanh các vụ tranh chấp kinh doanh lớn mang tính chất phức tạp diễn ra trong phạm vi quốc tế, nhưng đa phần thua thiệt đều là doanh nghiệp Việt Nam.
Nguyên nhân chính là vì nhiều doanh nghiệp Việt quá chủ quan khi làm việc và không am hiểu pháp luật cũng như thông lệ quốc tế. Thậm chí đến pháp luật Việt Nam họ cũng không nắm rõ và không thấy được vai trò quan trọng của công tác pháp chế trong hoạt động kinh doanh.
Nếu doanh nghiệp bạn đang rơi vào vụ tranh chấp thương mại cần được tư vấn, hãy đọc bài viết này để hiểu rõ vì sao nên thuê một Luật sư Doanh nghiệp giỏi tại Việt Nam (international corporate lawyer).
Những rủi ro trong kinh doanh thường gặp nếu không được Luật sư hỗ trợ
Thực hiện sai vi phạm/không đủ theo quy định của Pháp luật
Với những công ty xuất nhập khẩu cần chuẩn bị rất nhiều thủ tục và giấy tờ theo quy định của pháp luật. Việc không nhận được tư vấn và giải pháp từ Luật sư giàu chuyên môn sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp vô tình làm sai phạm hoặc không làm đủ theo quy định mà pháp luật đã đề ra. Hậu quả doanh nghiệp phải trả các khoản tiền phạt rất lớn.
Nếu không có sự hỗ trợ của Luật sư giỏi, doanh nghiệp sẽ bị xoay vòng quanh các vấn đề làm hợp đồng về: giao hàng, vận chuyển, thanh toán… Đồng nghĩa doanh nghiệp có thể ký kết hợp đồng với các điều khoản bất lợi và nếu trong quá trình hợp tác làm việc, doanh nghiệp không thực hiện được các điều khoản đó sẽ dẫn đến tranh chấp. Và điều này mất rất nhiều thời gian cũng như tiền bạc để giải quyết.
Trường hợp nào doanh nghiệp cần đến sự hỗ trợ của Luật sư?
Một số rủi ro, tranh chấp kiện tụng nghiêm trọng mà doanh nghiệp cần đến lời khuyên và hỗ trợ của Luật sư là: các rủi ro phát sinh liên quan đến thuế/hải quan, ký kết hợp đồng thương mại với khách hàng/đối tác trong và ngoài nước…
Công việc của Luật sư lục này là chủ động trao đổi với doanh nghiệp để hiểu rõ vấn đề và xác định mức độ nghiêm trọng của vụ việc để tiến hành:
●Thu thập và phân tích các chứng cứ/hồ sơ để đánh giá lợi thế và những rủi ro tiềm ẩn mà doanh nghiệp đang đối mặt để giúp doanh nghiệp nhìn rõ hơn về những thiệt hại có thể xảy đến.
●Tư vấn hướng đi cho doanh nghiệp có thể giành được quyền lợi cao nhất trong tranh chấp - trong tình huống xấu nhất.
●Đại diện cho Doanh nghiệp để đàm phán với Luật sư của đối tác và làm việc với cơ quan có thẩm quyền liên quan. Đồng thời, Luật sư còn là cố vấn quan trọng đối với doanh nghiệp trong các nghiệp vụ: kiểm toán, bán đấu giá, thẩm định giá và các dịch vụ trong hợp tác quốc tế.
Tóm lại, mỗi doanh nghiệp được được trợ giúp về khía cạnh pháp lý trong các hoạt động kinh doanh và trong môi trường làm việc nội bộ ngay từ đầu để đảm bảo quy trình hoạt động của doanh nghiệp đúng Pháp luật và suôn sẻ cũng như tránh được nhiều vấn đề phát sinh không mong muốn.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm