Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
09:47 10/02/2023

Châu Á sẽ tiêu thụ một nửa sản lượng điện thế giới vào năm 2025

Theo một dự báo vừa được Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố, đến năm 2025 châu Á sẽ lần đầu tiên tiêu thụ một nửa sản lượng điện của thế giới.

Báo cáo của IEA cho biết, phần lớn nhu cầu điện năng của châu Á sẽ đến từ Trung Quốc. Quốc gia 1,4 tỷ dân được dự báo sẽ nâng tỷ lệ tiêu thụ điện từ mức 1/4 sản lượng toàn cầu hồi năm 2015 lên mức 1/3 toàn cầu vào giữa thập kỷ này.

Một nhà máy nhiệt điện ở ngoại ô Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Ảnh: Reuters

 

“Trung Quốc sẽ tiêu thụ nhiều điện hơn cả Liên minh châu Âu, Mỹ và Ấn Độ cộng lại”, ông Keisuke Sadamori, Giám đốc thị trường năng lượng và an ninh của IEA nói. Ngược lại, châu Phi - nơi sinh sống của gần 1/5 trong tổng số gần 8 tỷ dân trên thế giới - sẽ chỉ chiếm 3% mức tiêu thụ điện toàn cầu vào năm 2025.

IEA cũng dự đoán rằng năng lượng hạt nhân và những loại năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời sẽ chiếm phần lớn sự tăng trưởng cung cấp điện toàn cầu trong 3 năm tới. “Điều này sẽ giúp ngăn chặn sự gia tăng đáng kể phát thải khí nhà kính từ ngành điện”, cơ quan có trụ sở tại Paris nhận định.

Theo các nhà khoa học, nhân loại phải cắt giảm mạnh tất cả các nguồn phát thải càng sớm càng tốt để giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng thêm 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Mục tiêu đó đã được đặt ra trong Hiệp định khí hậu Paris năm 2015 nhưng dường như ngày càng xa vời khi nhiệt độ trái đất vẫn tăng hơn 1,1 độ C kể từ giai đoạn tham chiếu.

Một hy vọng đang được thắp lên là xu hướng thay đổi từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, khí đốt và dầu mỏ sang các nguồn năng lượng carbon thấp diễn ra ngày một mạnh hơn. Nhưng trong khi một số khu vực đang giảm sử dụng than và khí đốt để sản xuất điện, thì ở những khu vực khác, mức tiêu thụ đang tăng lên.

IEA cũng cảnh báo rằng cả nguồn cung và nhu cầu điện đang ngày càng phụ thuộc vào thời tiết, một vấn đề đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách quan tâm giải quyết hơn nữa. “Ngoài hạn hán ở châu Âu, còn có những đợt nắng nóng ở Ấn Độ. Miền trung và miền đông Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi các đợt nắng nóng và hạn hán. Mỹ cũng chứng kiến những cơn bão nghiêm trọng vào tháng 12 năm ngoái. Các diễn biến thời tiết đó đã gây áp lực lớn cho hệ thống điện của những khu vực này”, ông Keisuke Sadamori cho biết.

Giám đốc thị trường năng lượng và an ninh của IEA phân tích thêm: “Khi quá trình chuyển đổi năng lượng sạch tăng tốc, tác động của thời tiết đối với nhu cầu điện cũng càng lớn hơn. Trong một thế giới như vậy, việc tăng tính linh hoạt của hệ thống điện đồng thời đảm bảo an ninh nguồn cung và khả năng phục hồi của mạng lưới sẽ rất quan trọng.”

Đọc thêm

Xem thêm