Thị trường hàng hóa
Được đánh giá cao trong giới lãnh đạo công nghệ ở Mỹ, Sameer Dholakia có nhiều phương pháp lãnh đạo khá nổi bật và gây chú ý. Một trong số đó là phong cách "lãnh đạo đầy tớ".
Thật ra, trước khi Sameer Dholakia áp dụng phong cách quản lý này, nó đã xuất hiện từ những năm 1970, do Robert Greenleaf - cựu Giám đốc phụ trách nghiên cứu quản lý tại AT&T đưa ra.
Robert Greenleaf từng viết trong một cuốn sách về phong cách lãnh đạo này: “Nó xuất phát từ cảm xúc tự nhiên, từ mong muốn phục vụ mọi người của người làm lãnh đạo”.
Theo Robert Greenleaf, bất cứ ai cũng có thể trở thành một nhà lãnh đạo đầy tớ, cứ nhìn vào cách mà những nhân viên ngày càng phát triển sẽ biết ngay khả năng của lãnh đạo như thế nào. Còn những người ngồi vào ghế lãnh đạo chỉ vì quyền lực hoặc lợi ích về tài chính thì chắc chắn đó không phải một nhà lãnh đạo đầy tớ.
Phong cách lãnh đạo đầy tớ được Sameer Dholakia áp dụng từ năm 2014, tại SendGrid – công ty có ứng dụng gửi mail tự động nổi tiếng tại Mỹ.
Khi vừa đến SendGrid, Sameer Dholakia đã phải chứng kiến sự tăng trưởng chậm chạp của công ty này. Thế nhưng, chỉ trong vòng 3 năm ngồi ghế CEO, Sameer Dholakia đã lật ngược tình thế, giúp công ty có một khoản doanh thu khổng lồ. Sameer Dholakia tiết lộ rằng, nhờ có triết lý lãnh đạo đầy tớ mà ông đã làm được điều này.
Theo Sameer Dholakia, thông thường, một sơ đồ tổ chức ở doanh nghiệp sẽ đặt CEO ở vị trí cao nhất. Tuy nhiên, với triết lý nhà lãnh đạo đầy tớ, điều này phải được thực hiện ngược lại, nghĩa là CEO phải được đặt xuống thấp nhất.
"Đúng là công việc CEO có nhiều khó khăn nhưng nhiều người còn làm những công việc khó khăn hơn cả CEO. Tôi không phải nghe khách hàng phàn nàn về lỗi sản phẩm, tôi cũng chẳng phải chạy doanh số bán hàng như người khác”, Sameer Dholakia lý giải.
Việc mà một lãnh đạo giỏi cần phải quan tâm chính là quyền lợi của nhân viên mình. Sameer Dholakia đã dành nhiều thời gian để gặp gỡ các nhân viên của mình, nhằm tăng sự tương tác với họ.
"Tôi cố gắng cho nhân viên thấy mình luôn sẵn sàng để giúp họ. Tôi luôn kết thúc cuộc họp với câu hỏi: Có điều gì tôi có thể làm cho bạn không? Việc này giúp có thêm nhiều ý tưởng tuyệt vời trong điều hành doanh nghiệp”, Sameer Dholakia nói.
Theo vị CEO công nghệ này, chỉ khi nào khiến cho các nhân viên cảm giác yên tâm khi làm việc, họ mới có thể sẵn sàng đưa ra nhiều ý tưởng tốt nhất cho công ty.
Chia sẻ về nguồn cảm hứng để theo đuổi phong cách lãnh đạo đầy tớ, Sameer Dholakia cho biết, ông đã học theo mẹ của mình. Sameer Dholakia nói từ nhỏ, mẹ của ông đã luôn dạy rằng sống phải biết cho đi, không phải chỉ nhận lấy
Sameer Dholakia nói thêm: “Trong công việc, lẽ sống của chúng ta là khám phá ra món quà đó là gì và trao tặng chúng cho người khác. Lúc cho đi cũng là lúc chúng ta biết mình đã hoàn thành công việc và trở về nơi yên bình”.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm