Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
13:30 02/10/2022

Áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm vẫn hiện hữu

Nhìn chung, đến nay, mặt bằng giá trong nước cơ bản được kiểm soát với mức tăng CPI 9 tháng năm 2022 là 2,73%. Tuy nhiên, áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm vẫn hiện hữu.

CPI 9 tháng năm 2022 đã tăng 2,73%

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào, một số địa phương tăng học phí năm học mới 2022-2023 là những nguyên nhân chính làm cho CPI tháng 9/2022 tăng 0,4% so với tháng trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; 2 nhóm giảm giá, trong đó nhóm giao thông giảm 2,23% do giá xăng liên tục giảm ở các kỳ điều chỉnh trong tháng và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,04%.

So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 9/2022 tăng 3,94%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 10 nhóm tăng giá. Riêng nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,15%, do giá phụ kiện điện thoại thông minh giảm.

So với tháng 12/2021, CPI tháng 9/2022 tăng 4,01%, trong đó có 10 nhóm hàng tăng giá, riêng nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,12%.

CPI bình quân quý III/2022 tăng 3,32% so với cùng kỳ năm 2021. CPI bình quân 9 tháng năm 2022 tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2021.

Cơ quan thống kê quốc gia cũng cho biết, lạm phát cơ bản tháng 9/2022 tăng 0,47% so với tháng trước, tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước.

 

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá xăng dầu các tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước (đơn vị: %). Nguồn: Tổng cục Thống kê

Bình quân 9 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,88% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,73%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng, dầu.

Theo các chuyên gia kinh tế, lạm phát tăng do giá xăng dầu tăng, vì vậy, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp như giảm thuế để hạ nhiệt giá xăng dầu. Nhóm thực phẩm cũng tăng giá, song không quá đáng ngại khi Việt Nam tự chủ được lương thực, thực phẩm (chiếm 40% rổ hàng hóa). Do đó, áp lực lạm phát của Việt Nam ít hơn các nước trong khu vực và trên thế giới.

Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước có mức tăng lạm phát thấp so với mặt bằng chung

Theo Tổng cục Thống kê, tình hình lạm phát thế giới tiếp tục tăng cao, đặc biệt tại khu vực châu Âu và Mỹ. Trong tháng 8/2022, lạm phát của khu vực đồng Euro tăng lên mức cao kỷ lục 9,1% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát tháng 8/2022 của Mỹ tăng 8,3%, tuy thấp hơn mức tăng 8,5% của tháng trước, nhưng cao hơn kỳ vọng khiến cho Fed tiếp tục tăng lãi suất lần thứ 5 vào ngày 21/9/2022 để thắt chặt chính sách tiền tệ.

 

Tại châu Á, lạm phát tháng 8/2022 của Thái Lan tăng 7,9%; Hàn Quốc tăng 5,7%; In-đô-nê-xi-a tăng 4,7%; Nhật Bản tăng 3%; Trung Quốc tăng 2,5%.

Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước có mức tăng lạm phát thấp so với mặt bằng chung khi CPI tháng 9/2022 tăng 3,94% so với cùng kỳ năm trước.

Trong nước, kinh tế phục hồi mạnh, nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng, nhưng nhìn chung mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát.

Để chủ động ứng phó với áp lực lạm phát gia tăng, trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương ban hành kịp thời nhiều chính sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội.

Các chính sách phù hợp cùng với sự quyết liệt, sát sao trong chỉ đạo, điều hành đã giúp giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân. Một số chính sách rất hiệu quả như: Giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ từ 10% xuống 8% từ ngày 01/02/2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2022; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu; thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động…

Vẫn tiềm ẩn những yếu tố tác động làm tăng CPI trong những tháng cuối năm 2022 và năm 2023

Nhìn chung, đến nay, mặt bằng giá trong nước cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm vẫn hiện hữu.

Diễn biến giá cả hàng hóa; nguyên, nhiên, vật liệu trên thế giới đang có xu hướng giảm, do tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, nhưng rủi ro tăng trở lại khá cao do xung đột giữa Nga – Ukraine chưa chấm dứt.

Bên cạnh đó, sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc có thể kéo nhu cầu năng lượng gia tăng. Kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi mạnh hơn trong các tháng còn lại của năm, do tác động của các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng cùng với nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên cao.

 

Giá xăng dầu có thể giảm trong ngắn hạn, nhưng rủi ro tăng trở lại là khá cao do xung đột giữa Nga-Ukraine chưa chấm dứt

Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, hiện nay vẫn tiềm ẩn những yếu tố có khả năng tác động làm tăng CPI trong những tháng cuối năm 2022 và năm 2023.

Điển hình như, giá nguyên, nhiên, vật liệu trên thế giới đang ở mức cao; giá xăng dầu có thể giảm trong ngắn hạn nhưng rủi ro tăng trở lại là khá cao do xung đột giữa Nga-Ukraine chưa chấm dứt; sự phục hồi kinh tế Trung Quốc có thể kéo nhu cầu năng lượng gia tăng; việc điều chỉnh tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu có thể gây áp lực thêm cho lạm phát năm sau; giá lương thực, thực phẩm có khả năng tăng trong các tháng cuối năm…

Bộ phận Phân tích của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, áp lực lạm phát thậm chí có thể kéo dài đến nửa đầu năm 2023 khi giá nguyên, nhiên vật liệu trên thế giới ở mức cao và phản ánh nhiều hơn vào chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Không loại trừ áp lực lạm phát vòng hai do giá xăng dầu tăng cao. VCBS dự báo lạm phát năm 2022 có khả năng vượt mục tiêu 4% của Quốc hội, tuy nhiên vẫn ở mức thấp so với các quốc gia trong khu vực.

Còn trong báo cáo Chiến lược thị trường tháng 7, SSI Research cho biết, áp lực lạm phát trong 6 tháng cuối năm sẽ ngày càng rõ ràng hơn, mặc dù mức lạm phát bình quân trong năm 2022 vẫn nằm trong tầm kiểm soát (ước tính 3,5%), lạm phát tại thời điểm cuối tháng 12 có thể bật lên mức 5% so với cùng kỳ. Điều này cũng khiến mức lạm phát bình quân, đặc biệt ở nửa đầu năm 2023 có thể đẩy lên mức cao trên 4%.

Tạo nền tảng thuận lợi cho kiểm soát lạm phát năm 2023

Với diễn biến CPI 9 tháng năm 2022 nói trên, cũng như với tình hình diễn biến giá cả trong nước và quốc tế hiện tại, công tác quản lý, điều hành giá trong thời gian tới vẫn cần tiếp tục thực hiện thận trọng, chủ động và linh hoạt để bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 2022, đồng thời tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát trong năm 2023.

Để đảm bảo đạt mục tiêu CPI bình quân năm 2022 ở mức dưới 4%, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá vào ngày 24/8/2022, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn đề nghị, công tác điều hành giá trong những tháng cuối năm cần tiếp tục thực hiện một cách chủ động, linh hoạt, vừa phải đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân cả năm 2022 theo mục tiêu Chính phủ và Quốc hội giao, vừa tạo nền tảng thuận lợi cho kiểm soát lạm phát cả năm 2023.

Theo đó, các bộ ngành, địa phương cần bám sát thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác điều hành giá trong phạm vi, lĩnh vực quản lý; đẩy mạnh tổ chức triển khai; theo dõi sát diễn biến thị trường; tăng cường phối hợp trong công tác điều hành; kịp thời thực hiện giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, ổn định giá cả, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ tăng giá bất hợp lý.

Dưới góc độ chuyên gia, để kiềm chế lạm phát, TS. Nguyễn Ngọc Tuyến - Học viện Tài chính cho rằng, cùng với điều chỉnh kịp thời công cụ thuế, giảm thuế đối với sản phẩm xăng dầu nhập khẩu nhằm ổn định giá, kìm hãm đà tăng của CPI cả nước trong khuôn khổ mục tiêu đã xác định, thì cần kiểm soát chặt chẽ giá sản phẩm hàng hóa đầu vào để hạn chế đà tăng giá bán, từng bước đầu tư tìm kiếm nguồn vật tư hàng hóa trong nước thay thế hàng nhập khẩu. Qua đó, hạn chế tác động từ hàng nhập khẩu giá cao của thế giới./.

Đọc thêm

Xem thêm