Thị trường hàng hóa
Báo cáo thị trường trái phiếu của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect mới công bố cho thấy, quý II năm 2023 sẽ có hơn 70.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, tăng 127% so với lượng trái phiếu đáo hạn ghi nhận trong quý I trước đó.
Bất động sản vẫn là nhóm chịu áp lực đáo hạn trái phiếu lớn nhất, chiếm gần 40% tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong quý này.
Đứng thứ 2 là nhóm tài chính ngân hàng với tỷ lệ chiếm hơn 37% tổng giá trị đáo hạn.
Trong top đầu là Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), với tổng nợ trái phiếu trong năm 2023 phải đáo hạn là 9.900 tỷ đồng.
Một số cái tên khác cũng nằm trong top những doanh nghiệp có số nợ trái phiếu cao nhất phải đáo hạn trong năm nay gồm Công ty Saigon Glory (7.000 tỷ đồng), và công ty TNHH Phát triển Bất động sản An Khang (4.960 tỷ đồng)...
Trong bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ngày càng nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chậm thanh toán gốc và lãi trái phiếu.
Theo thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong khoảng thời gian từ 16/9/2022 đến 31/1/2023, có đến 54 doanh nghiệp công bố thông tin với nội dung chậm trả gốc, lãi trái phiếu.
Trong đó, 34 doanh nghiệp thuộc ngành bất động sản - Xây dựng như nhóm Đất Xanh, nhóm Vạn Thịnh Phát, Danh Khôi, Công ty Cổ phầnKinh doanh Bất động sản Thái Bình...
Ngay từ đầu năm 2023, ngày càng gia tăng doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn trong nghĩa vụ thanh toán nợ và đối diện nguy cơ mất khả năng thanh khoản, trong bối cảnh hoạt động tái cơ cấu nợ, tiếp cận nguồn vốn khó khăn và bán hàng ảm đạm.
Theo thống kê của VNDirect, ước tính giá trị đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) năm 2023 vào khoảng 252.000 tỷ đồng, tăng 64% so với 2022. Trong đó giai đoạn quý II đến quý III được đánh giá là khá thử thách với gần 160.000 tỷ trái phiếu đáo hạn.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm