Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
21:00 14/09/2022

Tranh chấp trái phiếu doanh nghiệp, dự án bất động sản du lịch sẽ diễn biến phức tạp

Dự báo khiếu nại, tố cáo, tranh chấp liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, kinh doanh bất động sản du lịch, nhà ở thương mại sẽ tiếp tục có diễn biến phức tạp.

Khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp

Ngày 13/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kết quả giám sát về chuyên đề “Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1/7/2016 đến ngày 1/7/2021”.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, Phó Trưởng Đoàn thường trực Đoàn giám sát phát biểu

Theo báo cáo của các cơ quan, từ ngày 1/7/2016 đến 1/7/2021 là giai đoạn cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tình hình khiếu nại, tố cáo cũng diễn biến phức tạp, nhất là khi đời sống của người dân ngày càng được nâng lên, nhận thức pháp luật của người dân có những chuyển biến rõ rệt.

Số vụ việc khiếu nại, tố cáo về hành chính có xu hưởng giảm trong một số năm gần đây nhưng số vụ việc thuộc lĩnh vực tư pháp có xu hướng tiếp tục tăng, nhất là án hành chính, dân sự - kinh tế.

Các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp chủ yếu phát sinh trong lĩnh vực hành chính có nội dung khiếu nại liên quan đến việc thu hồi đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện theo các quy định của pháp luật về đất đai trước thời điểm Luật Đất đai 2013 có hiệu lực.

Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây có phát sinh thêm các vụ việc đông người, phức tạp liên quan đến lĩnh vực môi trường, nhất là đối với việc thu hồi đất, thực hiện dự án công viên nghĩa trang, khu xử lý rác thải tập trung, các cơ sở chăn nuôi tập trung, hoạt động của một số cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường khu dân cư.

Nguyên nhân của tình hình khiếu nại, tố cáo trên là do quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhiều mối quan hệ phát sinh, đan xen và diễn biến nhanh, việc điều chỉnh bằng văn bản pháp luật và công tác quản lý Nhà nước chưa theo kịp thực tiễn, nhất là trong các lĩnh vực đất đai, môi trường, đầu tư, xây dựng, y tế, giáo dục.

Chính sách, pháp luật về đất đai đã được sửa đổi để giải quyết được những vấn đề vướng mắc, tồn tại trong công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng nhưng trong một số trường hợp chưa giải quyết được hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi.

Việc đảm bảo tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp của một số cơ quan có thẩm quyền còn chưa kịp thời, đầy đủ, khách quan, có biểu hiện hình thức.

Một số công chức chưa thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ hoặc thiên lệch trong thực thi công vụ, thậm chí có trường hợp gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, vụ lợi cá nhân, ảnh hưởng quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; việc thực hiện trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thủ trưởng cơ quan hành chính ở một số nơi chưa thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật.

Còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, ngại va chạm, không tổ chức tiếp công dân, đối thoại với dân, thiếu quyết liệt, công tâm, khách quan trong giải quyết, dẫn đến vụ việc không được giải quyết dứt điểm, trở thành vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài.

Tố cáo hành chính liên quan đến đất đai tiếp tục là "điểm nóng"

Ông Dương Thanh Bình, Trưởng ban Dân nguyện, Phó Trưởng Đoàn thường trực Đoàn giám sát cho biết, qua làm việc với các cơ quan, Đoàn giám sát dự báo tình hình khiếu nại, tố cáo trong thời gian tới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Theo đó, khiếu nại, tố cáo hành chính liên quan đến đất đai tiếp tục là một điểm nóng, nhất là ở các địa phương đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư công lớn, các dự án phát triển kinh tế - xã hội và tập trung ở các địa phương có tốc độ đô thị hóa cao, có nhiều dự án phải thu hồi, bồi thường đất;

Đặc biệt theo ông Bình, khiếu nại, tố cáo, tranh chấp liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, kinh doanh bất động sản đối với các dự án bất động sản du lịch, nhà ở thương mại sẽ tiếp tục có diễn biến hết sức phức tạp do các quy định của pháp luật liên quan đến các lĩnh vực này chưa thực sự đồng bộ, tiềm ẩn nhiều rủi ro dẫn đến tranh chấp.

Khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực môi trường tiếp tục gia tăng, nhất là đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng nguyên vật liệu, khí thải, chất thải gây ô nhiễm môi trường gần khu dân cư sinh sống.

“Khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là trong lĩnh vực hành chính, việc xem xét đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tiếp tục gia tăng đòi hỏi các cấp, các ngành quan tâm hoàn thiện thể chế và tổ chức, bộ máy cơ quan tư pháp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nền tư pháp” - ông Dương Thanh Bình cho hay.

Từ các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại, hạn chế như đã nêu trên, Đoàn giám sát đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, khắc phục triệt để tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết, nội dung quy định chung chung, thiếu cụ thể, rõ ràng, khó thực hiện, đánh giá tác động chính sách sơ sài, hình thức, không rõ định lượng, chất lượng rà soát văn bản quy phạm pháp luật hạn chế.

Đồng thời, đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan được giao chủ trì soạn thảo văn bản; phát huy cơ chế phản biện, cơ chế phối hợp và huy động hiệu quả các nguồn lực; kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác xây dựng pháp luật.

Bên cạnh đó, chỉ đạo bộ ngành và UBND các tỉnh, thành phố kiểm tra, rà soát lại các quy định về tiếp công dân, giải quyết, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơ quan, của ngành và địa phương mình, nhất là quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo; quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại để chỉ đạo, hướng dẫn đảm bảo thống nhất, đồng bộ với các văn bản luật, nghị định của Chính phủ và phù hợp với thực tiễn của cơ quan, ngành và địa phương mình.

Đồng thời, chỉ đạo Thanh tra Chính phủ nghiên cứu, hướng dẫn, quy định cụ thể hơn việc tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp; sớm nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định về giải quyết đơn kiến nghị, phản ánh; sớm ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo; bổ sung quy định về trường hợp người có thẩm quyền tự mình rà soát, sửa đổi quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có sai sót.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng cần chỉ đạo các bộ ngành và địa phương tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý đối với các ngành, lĩnh vực và địa bàn phụ trách, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai; trật tự xây dựng, quy hoạch đô thị, môi trường, tranh chấp liên quan đến việc quản lý, vận hành nhà chung cư và một số vấn đề mới nảy sinh được dư luận và nhân dân quan tâm nhằm hạn chế tối đa việc phát sinh khiếu nại, tố cáo.

Đặc biệt, chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai cần quan tâm hơn đến việc hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển mới.

Trong quá trình sửa đổi cần quan tâm hướng dẫn đến một số vướng mắc hiện nay trong việc thu hồi đất, giao đất để thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng hình thức giao đất dịch vụ theo quy định tại Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ; nhà đầu tư chưa nhận được 100% sự đồng thuận của người có đất nằm trong dự án để thực hiện dự án theo phương thức thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Đọc thêm

Xem thêm