Thị trường hàng hóa
Theo thông tin Tổng cục Hải quan mới công bố, từ đầu năm đến 15/8, kim ngạch nhập khẩu đạt 231,37 tỷ USD, tăng 14,78% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương tăng gần 30 tỷ USD).
Trong đó có 3 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 53,6 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 28,57 tỷ USD; điện thoại và linh kiện đạt 13 tỷ USD.
Trong các nhóm hàng chủ lực, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm kim ngạch khoảng 500 triệu USD so với cùng kỳ 2021, trong khi hai nhóm hàng còn lại duy trì đa tăng cao.
Đáng chú ý, cả 4 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên đều nằm ở châu Á.
Trong đó, Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu với 71,52 tỷ USD (cập nhật hết 7 tháng đầu năm của Tổng cục Hải quan), tăng 13,5% và chiếm 33,1% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc với 38,16 tỷ USD, tăng 26,6%, chiếm 17,6%; thị trường Đài Loan đạt 14,27 tỷ USD, tăng 19,7%, chiếm 6,6%; Nhật Bản 13,8 tỷ USD, tăng 9%, chiếm 6,4%.
Hầu hết hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam đều có sự góp mặt của các thị trường chủ lực ở châu Á, đặc biệt là những nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất, quan trọng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày; điện thoại và linh kiện; chất dẻo nguyên liệu…
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm