Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:20 25/02/2023

Yên Bái phát triển công nghiệp văn hóa gắn với các sản phẩm du lịch

Sở hữu nhiều di tích và di sản văn hóa, Yên Bái có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành công nghiệp văn hóa, trong đó, có du lịch văn hóa.

Theo thống kê, tỉnh Yên Bái hiện có khoảng 123 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được các cấp có thẩm quyền quyết định xếp hạng; trên 700 di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số, trong đó, có Nghệ thuật Xòe Thái được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 

Cũng như các địa phương khác, tỉnh Yên Bái đang thực hiện Quyết định số 1755 ngày 8/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. 

Theo đó, tỉnh đã ban hành cơ chế, chính sách đặc thù góp phần phát triển ngành du lịch văn hóa của tỉnh; nhiều đề án, chương trình, kế hoạch đã được ban hành để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa như: Kế hoạch bảo tồn và phát huy Di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030; Đề án "Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.

 

Bản Lìm Mông là một ngôi làng với cảnh quan tuyệt đẹp thuộc vào hàng cực phẩm thuộc địa phận huyện Mù Cang Chải.

Đề án "Bảo tồn các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”; Đề án "Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động bảo tàng gắn với phát triển du lịch”; triển khai kiểm kê di sản văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Yên Bái... gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết số 28 ngày 24/02/2021 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030… 

Xây dựng và từng bước nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch văn hóa dành cho khách quốc tế, giới thiệu và quảng bá hình ảnh của các di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh gắn với chuỗi sản phẩm du lịch trong vùng Tây Bắc, tạo nên hình ảnh, điểm đến đặc thù "Yên Bái - Nơi hội tụ sắc màu Tây Bắc”.

Yên Bái có tiềm năng lớn để phát triển du lịch gắn với văn hóa. Nhiều năm qua, Yên Bái đã tạo ra mô hình phát triển du lịch dựa vào thế mạnh văn hóa. Vì vậy, lĩnh vực "đầu tàu” của công nghiệp văn hóa tại Yên Bái là du lịch văn hóa. Du lịch cung cấp phương tiện quan trọng để quảng bá hình ảnh địa phương và khuếch trương nền văn hóa của dân tộc bản địa; đồng thời, thúc đẩy văn hóa phát triển, củng cố di sản văn hóa, tạo ra các sản phẩm của văn hóa và sáng tạo.

Có thể thấy, tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Yên Bái là rất lớn; tuy nhiên, cần phát huy hơn nữa vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa trong mối liên kết với du lịch; phát triển du lịch trong mối liên kết với các ngành công nghiệp văn hóa. Trong đó, lấy người dân địa phương làm chủ thể chính để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tại địa phương. 

Cùng với đó, cần tăng cường tính liên kết giữa các ngành, các vùng nhằm tăng cường phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc phát triển công nghiệp văn hóa; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy số hóa các ngành công nghiệp văn hóa địa phương; tăng cường sự phối hợp, cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm sáng tạo trong tổ chức triển khai thực hiện. 

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm