Thị trường hàng hóa

  • Vàng 1,986.70 -11.00 -0.55%
  • XAU/USD 1,969.69 -10.64 -0.54%
  • Bạc 24.227 +0.238 +0.99%
  • Đồng 4.0825 -0.0090 -0.22%
  • Platin 1,000.80 +3.90 +0.39%
  • Paladi 1,455.50 -8.10 -0.55%
  • Dầu Thô WTI 75.70 +1.33 +1.79%
  • Dầu Brent 79.94 +1.34 +1.70%
  • Khí Tự nhiên 2.166 +0.062 +2.95%
  • Dầu Nhiên liệu 2.6125 +0.0487 +1.90%
  • Xăng RBOB 2.6803 +0.0425 +1.61%
  • Dầu khí London 768.00 +11.75 +1.55%
  • Nhôm 2,424.00 +38.00 +1.59%
  • Kẽm 2,910.00 -22.00 -0.75%
  • Ni-ken 23,744.50 +545.50 +2.35%
  • Copper 8,995.00 -6.00 -0.07%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 692.00 +1.00 +0.14%
  • Thóc 17.435 -0.165 -0.94%
  • Bắp Hoa Kỳ 658.50 +9.50 +1.46%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,505.00 +31.00 +2.10%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 55.90 +1.53 +2.81%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 464.60 +4.70 +1.02%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 82.74 -0.76 -0.91%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,930.50 +13.50 +0.46%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 170.55 +0.75 +0.44%
  • Cà phê London 2,208.00 -8.00 -0.36%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 22.31 +0.35 +1.59%
  • Nước Cam 267.52 +1.22 +0.46%
  • Bê 168.35 +0.80 +0.48%
  • Heo nạc 75.25 -1.20 -1.57%
  • Bê đực non 200.93 +2.73 +1.38%
  • Gỗ 371.40 -5.20 -1.38%
  • Yến mạch 361.50 -6.70 -1.82%
21:15 05/02/2023

Tưng bừng Lễ hội Gầu Tào ở Lai Châu

Gầu Tào là lễ hội lớn nhất, tiêu biểu nhất của dân tộc Mông từ rất lâu đời. “Gầu Tào” theo tiếng Mông có nghĩa là “chơi ngoài trời” hay “hội chơi đồi”, ở một số nơi người Mông còn gọi lễ hội theo tiếng Quan Hỏa là “say sán” có nghĩa là “đạp núi”.

Lễ hội Gầu Tào được UBND huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu tổ chức trong 2 ngày (3 - 4/2) tại xã biên giới Dào San đã thu hút hàng nghìn người dân trong và ngoài tỉnh Lai Châu tham gia.

Theo truyền thuyết dân gian kể lại, Lễ hội Gầu Tào chỉ đơn thuần gắn liền với việc cầu tự “cầu con”. Đến nay, được sự quan tâm của chính quyền địa phương và cộng đồng, lễ hội được nhân rộng trở thành lễ hội của cộng đồng. Ngoài việc cầu con, còn cầu tạ trời đất, thần linh phù hộ, cầu phúc, cầu lộc cho người dân một năm mới mùa màng bội thu, người người khỏe mạnh, nhà nhà có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời góp phần tuyên truyền và phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ trong việc ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn các bản sắc văn hóa truyền thống.

 

Tiết mục văn nghệ chào mừng tại Lễ hội Gầu Tào

Được biết, Phong Thổ là huyện vùng cao biên giới, gồm 17 xã, thị trấn, với dân số trên 83.000 người. Trong đó, có 93% là người dân tộc thiểu số với 9 dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa đặc sắc riêng. Dân tộc Mông ở huyện Phong Thổ có dân số đông thứ 2 trong toàn huyện, là một trong 9 dân tộc hiện đang sinh sống, gìn giữ mảnh đất biên cương của Tổ quốc. Lịch sử dân tộc và điều kiện sống đã sản sinh ra nền văn hóa truyền thống Mông mang đậm dấu ấn miền sơn cước vừa khắc nghiệt, vừa trữ tình.

Năm 2006, Lễ hội Gầu Tào được phục dựng và duy trì hàng năm ở quy mô cấp xã, thu hút đông đảo nhân dân các dân tộc trong và ngoài khu vực tham dự. Năm nay, Lễ hội Gầu Tào tại huyện Phong Thổ được tổ chức quy mô cấp huyện, với sự tham gia của 6 đoàn đến từ 6 xã: Dào San, Pa Vây Sử, Tung Qua Lìn, Mù Sang, Lản Nhì Thàng, Sin Suối Hồ - là các xã có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống trên địa bàn huyện Phong Thổ.

Lễ hội gồm 2 phần: phần lễ và phần hội với nhiều nội dung phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Mông gồm: cúng cầu phúc, cầu may mắn; thi: văn nghệ, nấu thắng cố, giã bánh giầy; thi đấu các môn thể thao truyền thống.

Lễ hội được tổ chức là dịp để nhân dân các dân tộc cùng giao lưu văn hóa, tăng thêm sự hiểu biết, là sợi dây liên kết giữa cộng đồng các dân tộc, tạo điều kiện để các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian phát triển, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần vui tươi, lành mạnh trong những ngày đầu xuân của nhân dân tỉnh Lai Châu.

Đọc thêm

Xem thêm