Thị trường hàng hóa
Thiên Đàn được xây dựng từ năm 1406 đến 1420 dưới thời trị vì của Hoàng đế Vĩnh Lạc. Đàn tế trời này tọa lạc ở huyện Tuyên Vũ, thuộc phía Đông Nam nội thành Bắc Kinh hiện nay. Năm 1998, Thiên Đàn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Kỳ Niên điện là biểu tượng khi nói tới Thiên Đàn. Đây là tòa điện lớn hình tròn có ba tầng mái, được xây trên ba tầng của đài đá hoa cương, là nơi Hoàng đế đến tế bái vào mùa hè xin phù hộ một năm mùa màng bội thu.
Thiên Đàn là nơi Hoàng đế làm lễ tế cáo trời đất, đây được coi là nghi lễ vô cùng quan trọng, chủ yếu là cầu cho thiên hạ thái bình, mưa thuận gió hòa. Buổi lễ được tổ chức vô cùng trang nghiêm, chỉ cần có một sai sót nhỏ cũng có thể bị coi là điềm xấu cho đất nước trong năm đó.
Đền Thiên Đàn mở cửa từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều và có thể muộn hơn một chút vào mùa hè.
Chùa Wat Rong Khun hay còn được gọi là “Chùa Trắng” vì toàn bộ công trình kiến trúc độc đáo này mang sắc trắng thuần khiết. Ngôi chùa được tạo nên bởi bàn tay của Chalermchai Kositpipat, một kiến trúc sư kiêm nghệ nhân nổi tiếng của Thái Lan. Ngôi chùa được làm thủ công nhằm thể hiện sự tôn sùng và đức tin của ông vào Phật Giáo.
Để ghé thăm chùa, du khách phải bước qua cây cầu “luân hồi”, nơi có vô số bàn tay đang ngoi lên như muốn kéo bất kỳ ai đi qua xuống dưới. Những bàn tay đại diện cho ham muốn, dục vọng của con người. Tuy nhiên con người phải vượt qua chúng mới có thể đạt được hạnh phúc thực sự. Đặc biệt hơn nữa, có rất nhiều tranh ảnh của các nhân vật nổi tiếng như Michael Jackson, Freddie Kruger, Hello Kitty…được trang trí trên tường.
Chùa Shwedagon ở Myanmar có thể coi là ngôi chùa lộng lẫy, rực rỡ bậc nhất Châu Á. Ngôi chùa cao 110 mét, bảo tháp của chùa dát đến 90 tấn vàng và ở đỉnh gắn 4531 viên kim cương, trên cùng là viên kim cương 72 carat.
Ngôi chùa được xây dựng khoảng 2.500 năm trước để thờ phụng 8 sợi tóc của Đức Phật với kiến trúc đồ sộ gồm các sảnh đường, điện thờ, bảo tháp và những bức tượng. Ngày nay, chùa vẫn là nơi hành hương của du khách và các tín đồ Phật giáo Myanmar.
Ngôi đền Borobodur là công trình kiến trúc Phật giáo tọa lạc tại tỉnh Magelang, miền trung đảo Java của Indonesia. Đây là di tích Phật giáo lớn nhất thế giới, được xây dựng vào thế kỷ thứ 9, dưới vương triều Sailendra sùng đạo Phật.
Ngôi đền nổi tiếng với kiến trúc đồ sộ do 300.000 viên đá xếp thành cùng những bức phù điêu lớn và đầy đủ nhất trên thế giới. Thật khó tin nhưng ngôi đền này từng bị lãng quên và chôn vùi dưới lớp tro bụi của núi lửa và rừng rậm trong nhiều thế kỷ. Ngày nay, nơi đây vẫn là điểm hành hương nổi tiếng của các Phật tử cũng như khách du lịch và là niềm tự hào của người dân Indonesia.
Đền Vàng Harmandir Sahib là ngôi đền thiêng liêng nhất của đạo Sikh, nằm ở thành phố Amritstar, Punjab, Ấn Độ. Ngôi đền được xây dựng vào thế kỷ 16, bên cạnh hồ nơi Đức Phật và Guru Nanak, người sáng lập đạo Sikh từng thiền định. Kiến trúc ngôi đền là sự kết hợp tuyệt vời giữa phong cách kiến trúc của Ấn Độ giáo và Hồi giáo, nổi bật là mái vòm được dát 750 kg vàng.
Bên trong ngôi đền, Guru Granth Sahib, kinh thánh thiêng liêng của đạo Sikh được tụng cả ngày cùng các bài thánh ca và nhạc cụ khác. Trong quần thể đền có hồ nước thánh, hay còn gọi là Hồ Rượu thần, nước ở đây được coi là có thể chữa bách bệnh nên vô cùng nổi tiếng với các khách hành hương.
Ban đầu ngôi đền được xây dựng làm đền thờ Ấn Độ giáo của Đế quốc Khmer, và dần chuyển thành đền thờ Phật giáo vào cuối thế kỷ XII. Quần thể đền Angkor Wat được coi là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, với diện tích khoảng 162,6 ha. Ngôi đền là biểu tượng của đất nước Campuchia và được xuất hiện trên quốc kỳ của nước này.
Angkor Wat là sự kết hợp của hai nét cơ bản của kiến trúc Khmer: kiến trúc đền-núi cùng với những dãy hành lang dài hẹp. Angkor Wat nổi tiếng bởi kiến trúc đồ sộ, sự phong phú của nghệ thuật điêu khắc và vô số bức tượng của các vị thần. Mặt hồ ở đây tĩnh lặng và được trang trí bằng hoa súng mang vẻ đẹp bình yên mà vẫn gây ấn tượng vô cùng.
Tu viện Taktsang Palphug hay còn được biết đến với cái tên "Tu viện Tiger's Nest", là khu phức hợp đền thờ nằm cheo leo bên vách đá của thung lũng Paro trên dãy Himalaya thuộc Bhutan.
Tu viện đầu tiên được xây dựng xung quanh hang động Taktsang Senge Samdup nơi ngài Guru Padmasambhava, người đầu tiên hoằng dương Phật pháp ở Bhutan đã ngồi thiền trong ba năm, ba tháng, ba tuần, ba ngày và ba giờ vào thế kỷ thứ 8.
Tu viện tọa lạc trên vách núi đá cao 3.120m so với mực nước biển, và phải vượt những con đường núi hiểm trở mới có thể đến được. Phải mất 2-3 giờ đi bộ để tới thăm tu viện Taktsang Palphug, nơi được coi là thành địa linh thiêng nhất của Bhutan.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm