Thị trường hàng hóa
Quảng Ngãi hiện có 9/13 địa phương có sản phẩm OCOP; 61 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh; xây dựng được 5 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Theo báo cáo của các chủ thể OCOP, khi tham gia Chương trình OCOP doanh thu bán hàng tăng khoảng 20% so với trước. Duy trì 100% sản phẩm OCOP đã đạt từ 3 sao trở lên giai đoạn 2018 - 2020, nâng hạng khoảng 15% sản phẩm đạt 4 sao trở lên.
Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở VHTTDL chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan hướng dẫn thực hiện, quảng bá các nhóm sản phẩm OCOP, nhất là nhóm sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch trong chương trình OCOP. Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch cộng đồng. Xây dựng các tour, tuyến, điểm du lịch gắn với nông nghiệp và nông thôn. Đồng thời, tạo điều kiện để các sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ngãi tham gia các sự kiện, triển lãm về văn hóa các cấp.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh và xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP hàng năm theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, trong đó ưu tiên phát triển các nhóm ngành hàng chủ lực, có lợi thế của mỗi địa phương và phát triển dịch vụ du lịch ở nông thôn...
Tại hội nghị trực tuyến triển khai chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025 vào sáng 9.9 do Bộ NN&PTNT chủ trì, tính đến ngày 31.8.2022, tất cả 63/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm. Cả nước đã có 8.478 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó 65,4% sản phẩm 3 sao, 33,4% sản phẩm 4 sao. Đã có hơn 4.351 chủ thể OCOP, trong đó có 38,3% là hợp tác xã, 26% là doanh nghiệp, 33,3% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác có sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Đặc biệt, có 65 sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm