Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
19:00 05/09/2022

Nhiều hãng sản xuất thép tại EU ngưng hoạt động vì giá năng lượng tăng vọt

Nhiều hãng sản xuất thép, luyện kim, hoá chất tại EU phải giảm đáng kể công suất, thậm chí ngưng hoạt động khi giá năng lượng tăng vọt, khiến hoạt động sản xuất công nghiệp tại đây đối mặt nguy cơ khủng hoảng.

 Nhiều hãng sản xuất thép tại EU đã quyết định giảm công suất hoặc ngưng hoạt động tạm thời khi giá khí đốt tăng cao kỷ lục trong thời gian gần đây (Ảnh: Reuters)

Liên minh Châu Âu (EU) đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi Nga giảm đáng kể nguồn cung khí đốt, đẩy giá mặt hàng này lên mức cao kỷ lục. Chi phí năng lượng cao khiến nhiều hãng sản xuất thép lớn của EU với tổng công suất lên tới 3 triệu tấn thép không gỉ đứng trước nguy cơ ngưng hoạt động. 

Vào đầu tháng 8, hãng sản xuất thép Aperam (Bỉ) đã phải đóng cửa 1 cơ sở sản xuất và giảm sản lượng tại 1 cơ sở khác. Gần đây hơn, hãng sản xuất thép Acrinox (Tây Ban Nha) cho biết sẽ phải giảm sản lượng đáng kể, khiến 85% nhân viên chuyển sang làm việc theo thời vụ.

Cuối tuần trước, hãng sản xuất thép lớn thứ hai thế giới – ArcelorMittal (Bỉ) cho biết sẽ phải ngưng hoạt động một phần nhà máy luyện thép tại Đức từ cuối tháng 9 cho đến khi có thông báo mới. Nguyên nhân chủ yếu là do giá năng lượng “tăng quá cao”.

Ông Reiner Blaschek, Giám đốc điều hành ArcelorMittal chi nhánh tại Đức, cho biết “Chi phí điện và khí đốt tăng cao đang gây áp lực lớn lên khả năng cạnh tranh của chúng tôi. Đặc biệt, kể từ tháng 10 trở đi, Đức sẽ áp dụng thuế khí đốt, khiến chúng tôi đối mặt với nhiều thách thức hơn”.

Cuối tháng 8, Chính phủ Đức đã công bố chính sách thuế mới, khiến các hộ gia đình và doanh nghiệp phải trả thêm đáng kể tiền thuế khí đốt nhằm hỗ trợ các nhà nhập khẩu khí đốt của nước này đối phó với xu hướng giá năng lượng leo thang khi Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt.

Trong khi đó, giá các sản phẩm thép tại EU được nhận định sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong quý 4 năm nay trong bối cảnh triển vọng kinh tế của EU trở nên tiêu cực dưới tác động của cuộc xung đột quân sự Nga – Ukraine, tình trạng lạm phát cao kỷ lục, và chính sách thắt chặt chính sách tiền tệ. ArcelorMittal cũng cho biết nhu cầu thị trường ở mức yếu cũng là một trong những lý do khiến hãng này quyết định giảm công suất hoạt động.

Không chỉ các hãng sản xuất thép, giá năng lượng tăng vọt cũng đang buộc các hãng sản xuất trong các lĩnh vực công nghiệp vốn tiêu thụ nhiều năng lượng như luyện kim, sản xuất nhôm, hoá chất, phân bón… tại EU dần giảm công suất hoặc ngưng hoạt động trong những tuần gần đây. Trong đó, hãng sản xuất phân bón hàng đầu EU Grupa Azoty tại Ba Lan vừa cho biết sẽ tạm ngưng sản xuất một số loại phân bón chủ chốt do “giá khí đốt tăng cao kỷ lục”. Theo hãng tin Reuters, gần 50% hãng luyện kim nhôm và kẽm tại EU đã phải đóng cửa vì cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay. 

Theo khảo sát gần đây của Hiệp hội các Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (DIHK) đối với 3.500 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau cho thấy cứ 6 doanh nghiệp công nghiệp thì có 1 doanh nghiệp cho biết buộc phải cắt giảm sản lượng do chi phí năng lượng tăng cao.

Gần 25% số doanh nghiệp được khảo sát đã phải cắt giảm sản lượng, 25% số doanh nghiệp cho biết đang trong quá trình thu hẹp sản xuất và 32% số doanh nghiệp được hỏi cho biết có thể ngưng toàn bộ hoạt động sản xuất. Khảo sát của DIHK cho thấy các ngành và doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng bị ảnh hưởng đặc biệt. 

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm