Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:00 14/10/2022

Hoàng thành Thăng Long - điểm đến an toàn, tươi đẹp và đậm dấu ấn văn hóa lịch sử

Sau hơn 10 năm Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội được công nhận là di sản văn hóa thế giới, công tác quy hoạch, cam kết thực hiện bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản thực hiện tốt.

Các hoạt động tuyên truyền quảng bá giá trị được tập trung và đẩy mạnh; Các cuộc trưng bày, triển lãm đã thu hút được số lượng lớn du khách đến tham quan, học tập; Các hoạt động nghiên cứu khoa học có những kết quả tốt đáp ứng được nhu cầu thực tiễn… Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long đang trở thành điểm đến an toàn, tươi đẹp và đậm dấu ấn văn hóa lịch sử của Thủ đô Hà Nội.

Bảo tồn, tôn tạo những giá trị quý giá

Theo ông Nguyễn Thanh Quang - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội: Sau khi Hoàng thành Thăng Long được UNESCO vinh danh Di sản văn hóa thế giới năm 2010 đến nay, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đã thực hiện tốt các công tác về di sản thế giới.

Đó là công tác quy hoạch, thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ gồm 8 điểm với Ủy ban Di sản Thế giới, công tác bảo tồn, tôn tạo, các hoạt động tuyên truyền quảng bá giá trị khu di sản được tập trung và đẩy mạnh… Những kết quả thực hiện đó làm tiền đề cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị khu Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long trong những năm tiếp theo.

Hoàng thành Thăng Long - điểm đến yêu thích của người Hà Nội và du khách trong, ngoài nước

Trên tổng thể, quy mô của di tích được Quy hoạch là 18,353ha gồm 2 khu: Khu Thành cổ Hà Nội và Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu. Mục tiêu của Quy hoạch là Bảo tồn và phát huy giá trị khu di sản, phục vụ công tác nghiên cứu, giáo dục cộng đồng, du khách tham quan, du lịch. Xây dựng không gian văn hóa cộng đồng hài hòa về cảnh quan kiến trúc, đảm bảo về hạ tầng kỹ thuật trong tổng thể khu Trung tâm Chính trị Ba Đình.

Bên cạnh đó, Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (tỷ lệ 1/500). Căn cứ vào Quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, thực hiện theo giai đoạn với những nội dung sau: Lập kế hoạch bảo tồn, tôn tạo các hạng mục di tích, di sản; Các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể; lập chương trình giới thiệu, đề cương trưng bày, lựa chọn hiện vật có hiệu quả, khoa học, dễ tiếp cận; Khai thác, phát huy giá trị của di tích, phục vụ học tập, nghiên cứu, tham quan; Có chương trình quảng bá, giới thiệu về di tích; Lập kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực quản lý khu di tích.

Phục vụ có hiệu quả việc tham quan, nghiên cứu về mảnh đất ngàn năm văn hiến

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội cũng cung cấp thông tin: Quy chế quản lý quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (tỷ lệ 1/500) được lập trên cơ sở đồ án Quy hoạch chi tiết được quy định, hướng dẫn với các chế tài kèm theo. Quy chế bao gồm các quy định chung và các quy định cụ thể đối với các hoạt động liên quan đến quá trình quản lý, đầu tư xây dựng theo đồ án quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị đã được phê duyệt.

Công tác khai quật, tập huấn tại Hoàng thành Thăng Long

Theo đó, các dự án trọng điểm giai đoạn 2021 - 2025 được lập ra hết sức bài bản và khoa học, dựa sát tình hình thực tế.

Dự án Bảo tồn khu vực khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, xây dựng Bảo tàng trưng bày tại chỗ theo Quy hoạch Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu thành phố Hà Nội (tỷ lệ 1/500) được phê duyệt tại Quyết định số 696/QĐ-TTg ngày 8/6/2012, trong đó bao gồm các hạng mục như khu vực trưng bày, bảo quản hiện vật tại chỗ, vừa đảm bảo quản lý bảo tồn hiệu quả các di tích khảo cổ học, vừa tạo điều kiện cho công tác tham quan, trưng bày, giới thiệu về di tích một cách trực quan sinh động, thu hút khách du lịch tới tham quan các di tích khảo cổ học, kết nối giữa khu vực khảo cổ với khu vực Thành cổ.

Dự án Khu trưng bày Hoàng cung Thăng Long: Là nơi lưu giữ, trưng bày giới thiệu rộng rãi cho công chúng trong và ngoài nước các di sản văn hoá vật thể, di sản văn hóa phi vật thể gắn kết và phản ánh sinh động quá trình hình thành, phát triển của Hoàng cung Thăng Long trong lịch sử.

Khu trưng bày vừa thực hiện việc gắn kết toàn bộ các di tích hiện còn trên mặt đất và các di tích khảo cổ học đã được khai quật và bảo tồn trong khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, vừa (thông qua việc tổ chức trưng bày) bổ sung những nội dung giới thiệu nhằm làm phong phú, sâu sắc và nổi bật hơn những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của khu di sản, từ đó hình thành một sản phẩm văn hóa - du lịch hoàn chỉnh, phục vụ có hiệu quả đông đảo nhân dân Thủ đô, đồng bào trong nước và du khách nước ngoài đến tham quan, tìm hiểu, học tập, nghiên cứu về Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Dự án phục dựng Điện Kính Thiên: Chương trình nghiên cứu phục dựng không gian điện Kính Thiên của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội là chương trình cấp thiết, đáp ứng yêu cầu của một cơ quan quản lý Di sản Thế giới cũng như đáp ứng các khuyến nghị của UNESCO về việc đẩy mạnh nghiên cứu, trong đó có công tác nghiên cứu khảo cổ học ở khu vực trục trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Bên cạnh đó, việc thực hiện 8 cam kết của Thủ tướng Chính phủ với Ủy ban Di sản Thế giới về Khu di sản trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội cũng đã được triển khai tích cực với các nội dung như: Tiếp tục mở rộng diện tích khai quật khảo cổ học, nhất là tại khu Thành cổ Hà Nội, tăng cường nghiên cứu làm sáng rõ giá trị các di tích kiến trúc thời Tiền Thăng Long đến thời Nguyễn trên trục trung tâm của Cấm thành Thăng Long.

Hoàng thành Thăng Long - nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa quan trọng

Bảo đảm thống nhất quản lý khu di sản, chuyển giao toàn bộ vùng đất thuộc khu di sản cho Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội quản lý mà đại diện là Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội. Có kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của những người tham gia công tác bảo tồn di sản...

Phát huy giá trị, trở thành điểm đến được yêu thích

Ông Nguyễn Thanh Quang đặc biệt nhấn mạnh: Ngay sau khi được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, các hoạt động tuyên truyền quảng bá được tập trung và đẩy mạnh.

Tour đêm "Giải mã Hoàng thành" thu hút đông đảo du khách

Đó là việc tổ chức tuyên truyền, quảng bá giá trị khu di sản Hoàng thành Thăng Long trên các phương tiện thông tin đại chúng: Kế hoạch truyền thông quảng bá trực tuyến di sản Hoàng thành Thăng Long; Quảng bá thường xuyên điểm đến di sản và các sự kiện của khu di sản trên các trang mạng xã hội.

Trung tâm đã biên soạn, xây dựng nội dung, phát hành rộng rãi các tài liệu tuyên truyền giới thiệu di sản bằng nhiều thứ tiếng dưới các hình thức tờ gấp, bưu ảnh, poster, đĩa VCD phim, xuất bản các ấn phẩm về Hoàng thành Thăng Long giới thiệu đến du khách.

Đơn vị đã tiến hành tổ chức các cuộc tọa đàm khai thác giá trị di sản để phát triển du lịch, kết nối và hợp tá các đơn vị Du lịch lữ hành nhằm tăng cường khai thác tiềm năng du lịch khu di sản; Xây dựng các sản phẩm du lịch.

Trung tâm cũng phối hợp tổ chức nhiều sự kiện lớn; Đón tiếp nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế đến làm việc, tham quan và học tập.

Bên cạnh đó, còn có các chương trình cộng đồng được tổ chức nhằm phát huy vai trò của Nhân dân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích, kết nối người dân và khu di sản. Nhằm tích cực thúc đẩy địa điểm Hoàng thành Thăng Long là điểm đến hấp dẫn, Trung tâm đã phối hợp với Hội lữ hành Hà Nội và Công ty lữ hành Hà Nội Tourist xây dựng sản phẩm mới tour đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long”.

Kết quả rất đáng vui mừng, đã có nhiều nghìn lượt khách tham gia trải nghiệm tour đêm này. Điều đó cho thấy, du khách Hà Nội cũng như trong và ngoài nước thực sự yêu mến cũng như mong muốn khám phá những điều lý thú, độc đáo, đặc sắc và đậm nét văn hóa của nơi đây.

Du khách nước ngoài thích thú trước không gian trưng bày tại Hoàng thành

Trong khi đó, các hoạt động trưng bày triển lãm có ý nghĩa chính trị và khoa học sâu sắc thu hút đông đảo công chúng và giới chuyên môn quan tâm.

Nằm thu hút đông đảo đối tượng du khách, phù hợp xu thế thời đại, Trung tâm còn tích cực đổi mới phương pháp và hình thức thể hiện trưng bày triển lãm về mặt đồ họa, phương pháp diễn giải, kỹ thuật viết Text, ánh sáng và bố trí không gian tuyến tham quan. Nhiều công nghệ mới được phát triển và triển khai trên môi trường web như: Thực tại ảo (virtual reality), trình diễn và tương tác theo mô hình 3D, trình diễn 360 độ, video độ nét cao, flash, trò chơi tương tác, trưng bày online…

Tất cả những điều này đã góp phần "đánh thức" những vẻ đẹp tiềm ẩn của Hoàng thành Thăng Long, biến nơi đây trở thành một di tích sống động, tươi mới với du khách trong và ngoài nước, trở thành niềm tự hào của người Hà Nội.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm