Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:04 07/11/2022

Độc đáo với nghề Dệt Thổ Cẩm của người dân tộc Mông ở Hà Giang

Người dân tộc Mông ở Hà Giang dành khá nhiều thời gian để tạo ra một sản phẩm vải Dệt Thổ Cẩm. Tuy nhiên, ít ai biết những sản phẩm với họa tiết đẹp, bắt mắt ấy lại được bà con đồng bào người Mông làm hoàn toàn bằng thủ công.

Học nghề, làm nghề từ lúc nhỏ

Phóng viên Báo Nhà báo & Công luận có dịp gặp gỡ nghệ nhân Dệt Thổ Cẩm thủ công Sùng Thị Mẩy (52 tuổi), là người dân tộc Mông ở Hà Giang tại sự kiện Hội chợ Làng nghề và Sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 được tổ chức tại Khu Hội chợ Triển lãm giao dịch Kinh tế và thương mại, Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

Trò chuyện với chúng tôi, nghệ nhân Sùng Thị Mẩy cho biết, bà học nghề từ năm lên 13 tuổi nên hiện tại bà đã có hơn 40 năm làm nghề. Với nghệ nhân Mẩy, nghề Dệt Thổ Cẩm thủ công như đứa con tinh thần. Nghệ nhân Mẩy cho biết: "Thời điểm mới học nghề gặp nhiều khó khăn, tôi mất khoảng nửa tháng để học nghề và tự tay làm ra các sản phẩm Dệt Thổ Cẩm truyền thống đầu tiên".

Nghệ nhân Sùng Thị Mẩy (bên trái) cùng chị gái ruột đang vẽ những họa tiết trên tấm vải lanh - Ảnh: Đình Trung

Chia sẻ về công đoạn tạo ra một sản phẩm Dệt Thổ Cẩm thủ công, nghệ nhân Sùng Thị Mẩy cho biết: "Trước tiên, lanh được cắt về phơi khô, đem giã cho mềm, ngâm với tro bếp trắng (có được do đun từ củi nghiến), sau đó mới đem dệt thành vải. Từ tấm vải lanh thô phải giặt, phơi cẩn thận, sau đó mang đi là cho mặt vải bóng mịn. 

Khi công đoạn chuẩn bị vải lanh xong, tôi sẽ chuẩn bị sáp ong để vẽ. Sáp ong thường có hai phần: Màu vàng (lớp sáp non) và màu đen (lớp sáp già). Tiếp theo nấu mỗi loại ra một chiếc nồi khác nhau, đến khi nóng chảy, đem đổ ra bát riêng. Khi cần sáp để vẽ, lấy một lượng sáp đen vừa đủ, trộn đều với một lượng sáp vàng tương ứng và đặt lên bếp nấu cho đến khi sáp tan chảy ra thành chất lỏng sền sệt. Chảo sáp ong bao giờ cũng phải để nóng ở trên bếp lửa. Nếu chảo không nóng, sáp sẽ bị khô và không dính vào vải".

Nghệ nhân Sùng Thị Mẩy cho biết, công đoạn vẽ sáp ong lên tấm vải lanh đòi hỏi mỗi người nghệ nhân phải thật cẩn thận, tỉ mỉ... Người vẽ phải dùng chiếc bút tre có ngòi bút làm bằng 2 lá đồng nhỏ, chấm bút vào bát sáp ong đang nóng đặt trên than hồng, sau đó vẽ trên vải theo ý tưởng của mình dựa trên những mẫu hoa văn sẵn có như: Hoa văn hình học, hình núi, hình răng cưa, chấm tròn kích thước to nhỏ khác nhau hay những đường gạch dài và ngắn song song; hoa văn hình dích dắc, hình ô trám, hình xoắn ốc... Mỗi người nghệ nhân phải giữ sao cho lượng sáp chảy đều cho đến hết rồi mới chấm bút vào chảo sáp tiếp tục vẽ cho đến khi hoàn thành. Những người nghệ nhân có kinh nghiệm lâu năm sẽ tạo ra những mẫu hoa văn đạt đến độ chuẩn chỉ, đều nét, không bị lem. 

"Mực để sử dụng vẽ trên tấm vải lanh thường là sáp ong được đun nóng trên chiếc chảo nhỏ, sáp ong đun nóng liên tục trong lúc vẽ", nghệ nhân Sùng Thị Mẩy cho biết - Ảnh: Đình Trung

Sau khi đã tạo hoa văn bằng sáp ong xong và để khô, người nghệ nhân Mông sẽ bỏ mảnh vải vào nồi nước sôi, đảo đều tay để lớp sáp ong bong hết, để lại những nét hoa văn đẹp trên nền vải. Sau khi luộc, vải được nhuộm chàm, phơi nắng vài lần. Lúc đó, trên nền vải màu chàm nổi bật hàng hoa văn sáp ong màu trắng bạc thì mới đạt để đem đi may váy...

Nghệ nhân Sùng Thị Mẩy cho biết, công đoạn vẽ sắp ong trên vải lanh là khâu quan trọng nhất, bởi vẽ sao cho họa tiết phải đẹp, rõ nét. Riêng công đoạn vẽ đã mất cả tuần, cả tháng mới hoàn thành. Chính điều đó đã tạo lên sự khác biệt của nghề Dệt Thổ Cẩm của đồng bào dân tộc Mông tại Hà Giang. Sự cẩn thận tỉ mỉ, trau chuốt mà mỗi sản phẩm vải Thổ Cẩm của người Mông khi hoàn thành đều đắt hàng. Nghệ nhân Mẩy tiết lộ: "Mỗi sản phẩm Dệt Thổ Cẩm khi hoàn thành sẽ có giá giao động từ vài trăm nghìn đồng cho tới vài triệu đồng...", nghệ nhân Mẩy nói. 

Video nghệ nhân Sùng Thị Mẩy vẽ họa tiết trên tấm vải lanh

Ở hiện tại, nghệ nhân Sùng Thị Mẩy cho biết tại Hợp tác xã Dè Leng Cán Tỷ chỉ có 6 người chuyên vẽ, trong đó 4 người vẽ họa tiết trên những sản phẩm như váy Thổ Cẩm, túi đeo, ví, còn 2 người còn lại thích vẽ những họa tiết khác như hoa, máo mái... Đặc biệt, bọn trẻ học từ lớp 9 trong bản đã được cha mẹ dạy nghề và có thể bắt tay vào làm ra nhiều sản phẩm Dệt Thủ Công truyền thống.  

Đối với người dân tộc Mông, nghề Dệt Thổ Cẩm trong năm chỉ có một mùa từ tháng 5 đến tháng 10 thì vẽ và phải nhuộm màu liên tục. Ngoài ra, mỗi người nghệ nhân thường vẽ và sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách, khi đơn hàng nhiều thì hợp tác xã hỗ trợ huy động thêm nhân lực để làm việc. "Một tấm vải lanh nếu một người vẽ nhanh tay cũng mất đến 8 ngày mới xong và tấm có chiều dài khoảng 8m", nghệ nhân Mẩy cho biết. 

Vượt khó khăn để giữ nghề "Cha truyền con nối"

Mỗi sản phẩm Dệt Thổ Cẩm thủ công của đồng bào dân tộc Mông tại Hà Giang ở hiện tại đều đạt chất lượng tốt, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của thị trường. Tuy nhiên, ít ai biết nghề truyền thống này có thời điểm tưởng chừng bị mai một. 

Theo nghệ nhân Sùng Thị Mẩy chia sẻ: "Nhiều năm về trước nghề Dệt Thổ Cẩm của đồng bào dân tộc Mông không được nhiều người biết đến bởi thời đó công nghệ thông tin chưa phát triển nên mỗi sản phẩm làm ra đều trong tình trạng ế ẩm, khó xuất hàng".

Ba chị em nghệ nhân Sùng Thị Mẩy đang cần mẫn, tỉ mỉ trong từng công đoạn để tạo ra một sản phẩm Dệt Thổ Cẩm truyền thống - Ảnh: Đình Trung
Sáp ong được đun nóng trong suốt quá trình vẽ họa tiết trên vải lanh - Ảnh: Đình Trung
Họa tiết trên tấm vải lanh sau khi hoàn thiện - Ảnh: Đình Trung
Sản phẩm Dệt Thổ Cẩm sau khi hoàn thiện - Ảnh: Đình Trung

Trải qua thời điểm khó khăn, đến nay nghề Dệt Thổ Cẩm của người Mông tại Hà Giang đã phát triển hơn rất nhiều. Với sự quan tâm, giúp đỡ từ phía Nhà nước, Chính quyền địa phương mở ra các Hợp tác xã, hội chợ, các sự kiện triển lãm văn hóa để tạo điều kiện cho các nghệ nhân làm nghề truyền thống có dịp tham gia biểu diễn, nhằm quảng bá sản phẩm làm bằng thủ công mang đậm nét văn hóa của dân tộc. 

Nghệ nhân Sùng Thị Mẩy tâm sự: "Tôi mong muốn Nhà nước, các cấp Chính quyền quan tâm, giúp đỡ để người dân tộc thiểu số chúng tôi giữ được nghề, phát triển nghề truyền thống Dệt Thổ Cẩm thủ công. Vì khi giữ được nghề đồng nghĩa việc giải quyết vấn đề việc làm cho người dân, giúp người dân có khoản thu nhập trang trải cuộc sống...".

Với những sản phẩm Dệt Thổ Cẩm thủ công độc đáo, người dân tộc Mông tại Hà Giang đã dần khẳng định được vị trí quan trọng trong nét văn hóa của người Việt. Những họa tiết trên mỗi sản phẩm Dệt Thổ Cẩm cho thấy sự tài hoa, óc thẩm mỹ, tính sáng tạo từ những đôi bàn tay lao động cần mẫn của những phụ nữ Mông. Và đó cũng chính là nét đẹp làm nên thương hiệu Dệt Thổ Cẩm của người Mông tại Hà Giang, để những sản phẩm có cơ hội được “xuất ngoại”, góp phần nâng cao đời sống từ chính nghề truyền thống này.

Đọc thêm

Xem thêm