Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:00 18/05/2023

Đến xứ Đoài "nhất định phải ghé" những “đệ nhất cổ tự, cổ trấn”

Mảnh đất Hà Tây tuy đã không còn xuất hiện trên bản đồ địa lí hành chính khi sáp nhập về Hà Nội nhưng trong kí ức của nhiều người, nơi đây vẫn còn nguyên vẹn vẻ đẹp mộc mạc, chân chất của làng quê Bắc Bộ. Với nét đẹp rất riêng chốn này khiến nhiều tín đồ du lịch tìm đến khám phá và “review” cho mọi

Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - chùa Hương

Nhiều người đã từng khám phá vùng đất này cho rằng có những địa danh “nhất định phải đến” khi tới đây. Đó là chùa Hương - được mệnh danh là "vùng đất thiêng" với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, kiến trúc độc đáo. Không chỉ là nơi linh thiêng mà hình ảnh chùa Hương còn có giá trị lịch sử và văn hóa rất lớn.

Cô gái trẻ Nguyễn Hoàng Tuyết (sinh viên trường Đại học Hà Nội) chia sẻ, cô đã chùa Hương. Đây là một trong những địa điểm tâm linh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội, thu hút hàng ngàn du khách mỗi năm. Tuyết cho rằng, nếu có cơ hội du lịch Hà Nội, chúng ta đừng quên ghé thăm chùa Hương để cảm nhận sự tuyệt vời và kỳ diệu mà nơi này mang lại. Địa chỉ chùa Hương nằm bên bờ sông Đáy, thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 55km.

Chùa Hương mùa lễ hội

Đến với chùa Hương, du khách nên ghé thăm bến Đục, suối Yến, đền Trình chùa Hương, động Long Vân, động Tuyết Sơn, động Hương Tích… Chùa Hương là một nơi có giá trị lịch sử, văn hóa và thiên nhiên đặc biệt, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

“Đệ nhất cổ tự” - chùa Tây Phương

Nguyễn Hoàng Tuyết “review”, một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Tây cũ nữa là chùa Tây Phương, hay tên chữ “Sùng Phúc tự”. Đây là di tích thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật, nằm trên địa phận xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây, theo Đại lộ Thăng Long.

Một góc kiến trúc chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương là một công trình kiến trúc độc đáo vào hạng nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam, với sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc truyền thống và không gian sinh cảnh tự nhiên, do đó, giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật của nó, cùng với bộ tượng Phật trong chùa, xứng đáng để Tây Phương là “đệ nhất cổ tự”. Chính phủ đã công nhận ngôi chùa này là di tích Quốc gia đặc biệt về giá trị kiến trúc nghệ thuật.

Chùa Thầy linh thiêng, cổ kính

Hằng năm, bạn Lê Thanh Hương (quê ở Thanh Hóa) thường đến thăm một số chùa ở Hà Tây cũ. Hương đã đến chùa Thầy và cô có nhiều ấn tượng về ngôi chùa này. Chùa Thầy là một nhóm những ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Đây là một trong những ngôi chùa có cảnh quan non nước hữu tình, thiên nhiên hòa hợp, lưu dấu tu hành của một vị cao tăng thời Lý - Thiền sư Từ Đạo Hạnh.

Chùa Thầy trong khung cảnh non nước hữu tình

Cô gái trẻ cho biết: “Ngay khi đặt chân tới chùa Thầy, mình đã rất ấn tượng với khung cảnh nơi đây được bao bọc bởi núi đồi hùng vĩ. Theo mình tìm hiểu thì chùa Thầy được xây dựng theo kiến trúc thời nhà Lý, có lối xây chữ Tam gồm ba chùa nằm song song với nhau dựng trên nền cao bó đá hộc xanh.

Tòa ngoài là nơi lễ bái của tăng ni phật từ và nơi dạy học, giảng đạo của nhà sư gọi là nhà tiền tế hay chùa Hạ. Tòa giữa là nơi thờ Tam Bảo, là trung điện hay chùa Trung. Toà trong cùng là nơi đặt ba pho tượng chuyển kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, với tòa bảo điện đồ sộ, nguy nga gọi là thượng điện hay chùa Thượng. Ngoài ra còn có những đền thờ và gác chuông nằm xen kẽ trên con đường lên núi…”.

Cùng với chùa Tây Phương và chùa Hương, chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất Hà Nội.

“Cổ trấn” giàu bản sắc văn hóa

Đường Lâm là một làng cổ lâu đời mang rất nhiều nét văn hóa đặc sắc của Hà tây cũ. Cho tới ngày nay, ngôi làng vẫn giữ được những đặc trưng cơ bản của một ngôi làng xưa với đình làng, cây đa, bến nước, chùa miếu... Giá trị nghệ thuật ở nơi đây đã khiến cho Đường Lâm đã trở thành một điểm nhấn khi du lịch Hà Nội.

Lối vào làng cổ Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm nằm cách hơn 40km về phía tây của trung tâm thành phố Hà Nội, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Địa danh này dành cho những du khách ưa trải nghiệm, muốn hòa mình vào trong một không gian cổ kính đậm nét xưa cũ, để từ đó có thể cảm nhận được văn hóa cha ông theo chiều dài lịch sử.

Trước khi tiến vào tham quan làng cổ Đường Lâm, khách du lịch sẽ đi qua cổng làng Mông Phụ. Nơi đây được xây dựng vào năm 1833 với kiến trúc vòm và lớp đá ong tổ mang đậm nét văn hóa kiến trúc thời nhà Lê. Bên cạnh cổng còn có cây đa hơn 300 năm tuổi rủ bóng mát che nắng cho người dân nghỉ chân, khung cảnh này tạo nên một cảnh quan thực sự thanh bình, cổ kính và mang đậm hồn quê.

Đình làng cổ Đường Lâm được xây dựng từ năm 1684 mang đậm nét kiến trúc Việt - Mường với nhà sàn và sàn gỗ cách đất. Nơi này gồm Nghi Môn, sân đình, 2 tòa Tả Mạc và Hữu Mạc hai bên, ở giữa là tòa Đại đình. Bước vào bên trong bạn sẽ được chiêm ngưỡng rất nhiều bức hoành phi câu đối cổ có niên đại mấy trăm năm. Sau đó đến khám phá các ngôi nhà cổ trong làng…

Tới Đường Lâm không chỉ tham quan những công trình kiến trúc cổ xưa, khám phá nét văn hóa truyền thống đặc sắc mà bạn sẽ còn được thưởng thức vô vàn món ngon độc đáo, mang đậm hương vị làng quê Bắc Bộ Việt Nam.

Đọc thêm

Xem thêm