Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
01:00 07/08/2022

Đền Đô - chốn linh thiêng cổ kính bậc nhất Kinh Bắc

Đền Đô - công trình có lịch sử nghìn năm - là nơi thờ các vị liệt thánh Hoàng đế triều Lý, nơi thánh địa bậc nhất ở đất Kinh Bắc.

Đền Đô toạ lạc ở phường Đình Bảng, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền được xây dựng từ thế kỉ thứ XI và còn được gọi tên là Cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế.

Đền là nơi thờ 8 vị vua nhà Lý: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông. Với diện tích hơn 3ha, đền Đô có tổng cộng 21 công trình lớn nhỏ được chia làm khu nội thành, ngoại thành và với trung tâm là đền thờ chính.

 

Đền Đô là nơi thờ 8 vị vua nhà Lý với lịch sử 1.000 năm

Đến đây, du khách sẽ phải trầm trồ trước một cảnh quan rộng lớn với những công trình đại điện hoành tráng, hậu cung uy nghi, thuỷ đình thư thái và những văn bia tĩnh mịch. Trong đền cổ kính, mùi hương trầm như lan toả khắp không gian và khiến ta suy tưởng về một triều đại anh hùng linh kiệt hào hùng.

Theo sử sách ghi chép lại, tháng 2/1010, sau khi đăng quang, Lý Công Uẩn đã trở lại thăm quê hương Đình Bảng, tại đây ông đã dừng thuyền rồng để đi bộ thăm các bậc trưởng lão, yết lăng Thái Hậu và đo vài mươi dặm đất làm “Sơn Lăng cấm địa”.

Tại đây, dân làng Đình Bảng đã xây dựng một ngôi nhà lớn làm nơi tiếp đón nhà vua. Sau này, khi vua Lý Công Uẩn băng hà (1028), Lý Thái Tông lên ngôi kế vị, ông đã cho sửa sang lại ngôi nhà xưa và chọn đây làm nơi thờ tự vua cha. Từ đó Đền Đô trở thành nơi thờ tự các vị vua nhà Lý sau khi băng hà.

Ngày 3/3 năm Canh Ngọ (1030), đền được khởi công xây dựng. Sau này, đền được trùng tu lại rất nhiều lần qua các thời đại Lý, Trần, Lê. Lần trùng tu và mở rộng lớn nhất vào năm thứ 3 niên hiệu Hoằng Định của vua Lê Kính Tông, năm 1602, với quy mô 21 hạng mục công trình và khắc bia ghi lại công đức của các vị vua nhà Lý.

Năm 1952, trong chiến tranh chống Pháp, ngôi đền bị phá hủy hoàn toàn. Năm 1989, đền được khởi công xây dựng lại theo kiến trúc ban đầu.

Trung tâm của khu nội thành là chính điện. Trong chính điện bao gồm Phương đình, nhà Tiền tế và Cổ pháp điện.

Phương đình rộng 70 m2, được xây dựng 3 gian, 8 mái. Nhà Tiền tế 7 gian, rộng 220 m2. Gian giữa tiền tế đặt tượng hai ông áo đen cấm vệ quân triều Lý, được tạc vô cùng sống động. Hai bên gần cửa ra vào có đôi ngựa bạch thờ và ngựa hồng thờ làm bằng gỗ mít, có đủ yên cương, áo giáp, dây cương đồng, bộ nhạc lục lạc.

Qua nhà Phương đình đến nhà Tiền tế. Nhà Tiền tế diện tích 220 m2, trên có treo bức hoành phi sơn son thếp vàng nổi bật bốn chữ lớn “Cổ Pháp Triệu Cơ”, Có nghĩa là đất Cổ Pháp là nơi mở đầu dựng cơ nghiệp triều Lý.

Cổ Pháp điện có 7 gian, rộng 180 m2. Đây là nơi đặt ngai thờ, bài vị và 8 vị vua nhà Lý. Gian giữa là nơi thờ vua Lý Công Uẩn và Lý Thái Tông, ba gian bên trái thờ Lý Nhân Tông, Lý Huệ Tông, Lý Anh Tông, ba gian bên phải thờ Lý Thánh Tông, Lý Cao Tông và Lý Thần Tông.

Nhà Thủy đình làm bằng gỗ lim và cây cầu đá

Nhà chuyền bồng được xây dựng theo kiến trúc kiểu chồng diêm 8 mái, 8 đao cong mềm mại, bao gồm nhà tiền tế, nhà để kiệu thờ và nhà để ngựa thờ. Phía Đông đền có nhà bia, nơi đặt Cổ Pháp Điện Tạo Bi. Tấm bia này do tiến sĩ Phùng Khắc Khoan biên soạn và được khắc dựng năm 1605, có chiều dài 17cm, rộng 103 cm và cao 190 cm.  Tấm bia này ghi lại sự kiện lịch sử nhà Lê xây dựng lại đền và ghi công đức của các vị vua triều Lý.

Đặc biệt, đền Đô còn sở hữu bức cuốn thư Chiếu dời đô bằng gốm Bát Tràng lớn nhất Việt Nam. Bức cuốn thư này nằm bên phải tiền đường, rộng hơn 8m, cao 3,5m được đắp nổi bằng chữ Hán, toàn bộ chữ đều được đắp bằng gốm sứ Bát Tràng men xanh có diện tích khoảng 6m2.

Khu ngoại thất đền Đô gồm nhà vuông, nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách và đền vua Bà (thờ Lý Chiêu Hoàng, còn gọi là đền Rồng). Hai bên tả hữu đền Đô là nhà văn chỉ và võ chỉ.

Nhà văn chỉ nằm bên trái khu nội thành, gồm 3 gian, rộng 100 m2 được thiết kế theo lối kiến trúc mái chồng diêm. Đây là nơi thờ những quan văn đã có công lớn giúp nhà Lý như: Tô Hiến Thành, Lý Đạo Thành.

Nhà võ chỉ nằm bên phải khu nội thành, có kiến trúc tương tự như nhà văn chỉ. Đây là nơi thờ những quan võ đã có công lớn giúp nhà Lý như: Lý Thường Kiệt, Lê Phụng Hiểu, Đào Cam Mộc…

Ở ngoại thành đền Đô còn có nhà Thủy đình làm bằng gỗ lim chắc chắn, chạm khắc hoa văn tinh xảo. Nhà Thủy đình nằm trên hồ bán nguyệt, được nối với quảng trường bằng chiếc cầu đá. Đây là nơi thường diễn ra nghệ thuật múa rối nước và cũng là nơi để các liền anh liền chị Bắc Ninh ca câu quan họ thắm thiết.

Bức cuốn thư Chiếu dời đô bằng gốm Bát Tràng lớn nhất Việt Nam

Triều đại nhà Lý đã trị vì đất nước 216 năm (1009-1225) với chín đời vua. Đây là một trong những triều đại mở đầu cho việc xây dựng nền độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta sau hơn 1000 năm sống trong cảnh thống trị của phong kiến phương Bắc.

Đền Đô là nơi thờ các vị liệt thánh Hoàng đế triều Lý, nơi thánh địa bậc nhất Kinh Bắc, đất gối đầu của tám con rồng. Bắt đầu từ triều Lý, hình ảnh rồng được sử dụng rộng rãi, tượng trưng cho sự có mặt của thiên tử. Điều đó tiềm ẩn ý thức về cội nguồn con Rồng cháu Tiên của người Việt, là biểu tượng của quốc gia phong kiến Đại Việt được xây dựng trên nền văn minh nông nghiệp lúa nước tại châu thổ sông Hồng.

Lễ hội Đền Đô diễn ra trong 3 ngày từ 14- 16/3 âm lịch, trong đó chính hội là ngày 15/3. Lễ hội Đền Đô là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục được nhân dân địa phương lưu giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Hàng năm, lễ hội thu hút hàng ngàn lượt du khách về thăm viếng, thể hiện lòng kính ngưỡng với vị vua đã có công lớn thiên đô ra mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Đền Đô đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 25/1/1991. Năm 2014, nơi đây cùng với các khu lăng mộ của các vua nhà Lý đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm