Thị trường hàng hóa
Là sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, viết CV xin việc như thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, làm tăng cơ hội có được việc làm là điều băn khoăn, trăn trở của không ít bạn ứng viên trẻ tuổi trong công cuộc tìm việc làm khi trong tay chưa có nhiều kinh nghiệm.
CV là viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae trong Tiếng Anh, đây là một bản giới thiệu cá nhân với những thông tin cơ bản nhất về ứng viên gửi tới nhà tuyển dụng.
Thông thường, với những người đã đi làm thì bản CV của họ sẽ tập trung chủ yếu vào phần kinh nghiệm làm việc để các nhà tuyển dụng có thể nắm được sơ lược năng lực, kỹ năng của ứng viên. Tuy nhiên với đối tượng ứng viên là các sinh viên mới ra trường thì kinh nghiệm làm việc thực tiễn sẽ hạn chế hơn, do đó họ thường tập trung vào phần học vấn, hoạt động ngoại khóa hay những kỹ năng mềm của bản thân.
Một bản CV xin việc hoàn chỉnh sẽ cần có các mục: thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, học vấn, kỹ năng, chứng chỉ, kinh nghiệm việc làm.
Bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, email, địa chỉ liên hệ. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào những thông tin này để liên hệ bạn đi phỏng vấn cũng như thông báo nếu bạn trúng tuyển.
Ở mục này, cần chọn cho mình một tấm ảnh chân dung thật rõ mặt để nhà tuyển dụng có thể nhận ra bạn ngay khi gặp trực tiếp.
Tiếp đến hãy viết CV đúng chính tả, tuyệt đối không viết theo phong cách teencode, không đặt tên địa chỉ mail của mình theo những biệt danh hài hước, nhí nhố. Tốt nhất là hãy sử dụng tên thật của mình để đặt địa chỉ mail. Những điều này sẽ khiến bạn tạo được thiện cảm, sự trưởng thành và nghiêm túc đối với nhà tuyển dụng.
Ở mục này, bạn cần trình bày định hướng làm việc hiện tại và tương lai của bạn. Đây là một trong những phần quan trọng nhất trong bản CV xin việc, nhất là đối với những ứng viên là sinh viên. Bởi phần này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được tính cách của ứng viên, cũng như biết được ứng viên có tinh thần cầu tiến và muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp không.
Bạn có thể chia mục tiêu của mình thành 2 ý gồm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn:
- Mục tiêu ngắn hạn sẽ nêu về những gì bạn muốn học, hay trau dồi thêm những kỹ năng bản thân mình chưa thạo.
- Mục tiêu dài hạn, bạn muốn tạo thêm nhiều giá trị cho công ty, muốn thăng tiến hơn trong sự nghiệp cũng như phát triển bản thân mình qua từng ngày.
Để tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn không nên viết mục tiêu nghề nghiệp sơ sài hoặc viết chung chung lấy lệ để ứng tuyển vào mọi vị trí công việc. Ghi nhớ rằng điều mà nhà tuyển dụng đang muốn biết là mục tiêu của chính bạn cho công việc đó chứ không phải là mục tiêu bạn copy được cho mọi chức vụ.
Thông tin cho mục này chỉ nên nêu thật cơ bản, ngắn gọn về tên trường đại học, chuyên ngành và loại bằng của bạn. Nên ghi thêm giải thưởng hay học bổng nếu bạn đạt được trong quá trình học tại trường đại học.
Tuyệt đối tránh những thông tin rườm rà, lan man từ cấp 2, cấp 3. Đó là những thông tin hoàn toàn không cần thiết.
Đây là mục mà bạn sẽ không được phép bỏ qua khi viết CV cho sinh viên mới ra trường. Những chứng chỉ mà bạn đã đạt được: ngoại ngữ, tin học văn phòng, giao tiếp, thuyết trình, …
Ngoài ra đối với một số công việc đặc thù thì cần có những kỹ năng mà bạn nên cho vào trong CV. Ví dụ như nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh thì cần phải có những kỹ năng bắt buộc: giao tiếp, đàm phán, thuyết trình, lắng nghe. Bạn muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên content thì cần phải có những kỹ năng như: biên tập, tổng hợp thông tin, thể hiện được khả năng viết lách của mình, …
Vì là sinh viên mới ra trường nên phần này bạn có thể ghi những việc bạn đã làm tại công ty mình thực tập hay những hoạt động ngoại khóa mà bạn tham gia. Bất kể vị trí nào mà bạn muốn ứng tuyển thì nhà tuyển bao giờ cũng sẽ đánh giá cao những ứng viên năng động, sôi nổi, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa vì họ sẽ dễ có khả năng thích ứng được với môi trường cũng như văn hóa công ty.
Độ dài của CV: Độ dài phù hợp của một bản CV xin việc cho sinh viên mới ra trường là 1 trang A4. Nhà tuyển dụng thông thường chỉ mất 15 – 20 giây để đọc CV của bạn. Chính vì vậy CV của bạn sẽ dễ có khả năng bị bỏ qua nếu bạn viết quá “lan man” đó.
Không dùng chung CV cho mọi vị trí ứng tuyển: Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được sự chuyên nghiệp của bạn trong bản CV xin việc này. Chắc chắn rằng mỗi vị trí ứng tuyển sẽ có những yêu cầu công việc khác nhau. Bạn không thể dùng cùng một bản CV để nộp vào hai vị trí khác nhau được. Thay vào đó bạn nên nêu rõ điểm mạnh của mình cho phù hợp từng vị trí mà mình ứng tuyển.
Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn sinh viên mới ra trường có thêm bí kíp tạo nên một bản CV thật ấn tượng, chinh phục được các nhà tuyển dụng khó tính nhất!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN