Thị trường hàng hóa
Vì sao lại mất thời gian nhiều đến như vậy – hai nghìn năm sau khi triết học và toán học ra đời - thì nhân loại mới bắt đầu sử dụng khoa học giải mã để học hỏi và nghiên cứu những bí mật vũ trụ? Vì sao khoa học lại quyền năng đến thế?
Được phân chia làm 4 phần. Trong hai phần nội dung đầu tiên của cuốn sách, tác giả dẫn dắt độc giả gặp gỡ các triết gia như Karl Popper, Thomas Kuhn… để khám phá và dõi theo các cuộc tranh luận về các phương pháp khoa học vĩ đại.
Từ việc chỉ ra và phân tích những mặt đúng và chưa đúng trong phương pháp của các triết gia này, cũng như việc nghiên cứu, phân tích một cách nghiêm túc hoạt động nghiên cứu khoa học, Michael Strevens đã đưa ra một phương pháp khoa học mới: “nguyên tắc lý giải sắt”.
Ông chỉ ra: Kể từ khi nền khoa học hiện xuất hiện, các nhà khoa học được tự do suy nghĩ về mối liên hệ giữa bằng chứng và lý thuyết. Nhưng một khi đã tham gia vào nghiên cứu khoa học, họ buộc phải khám phá ra bằng chứng có sẵn hoặc tạo ra bằng chứng mới để thảo luận.
“Nguyên tắc lý giải sắt” là bộ nguyên tắc cư xử đầy khiêm nhường, quy định chỉ tiến hành tranh luận khoa học dựa trên bằng chứng chính là nền tảng tạo nên tất cả các phương pháp khoa học giúp nhân loại vững bước trên con đường đi tìm chân lý. Đây chính là nguyên tắc hoạt động tạo ra hiệu quả và quyền năng to lớn của khoa học.
Phần 3 của cuốn sách “Cỗ máy khoa học” trả lời câu hỏi: Tại sao khoa học lại xuất hiện muộn mằn đến thế? Thông qua việc phân tích những địa điểm, thời điểm rõ ràng có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng khoa học lại không xuất hiện, tác giả chỉ ra: chính sự phi lý của quy tắc sắt đã khiến con người không thể nhận ra nó trong một thời gian dài.
Tác giả Strevens viết: “Người Hy Lạp cổ đại sở hữu những thành tựu thi ca, kịch nghệ, âm nhạc, triết học, dân chủ, toán học đỉnh cao – mỗi lĩnh vực đều biểu lộ và tôn vinh bản chất lý trí của con người. Ngược lại, khoa học đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải chủ động dẹp bỏ đặc trưng đó vào những lúc cần thiết… Cỗ máy tri thức hoạt động một cách vô cùng lạ thường và không giống bất cứ cách thức nào khác. Nó gặt hái thành tựu nhờ vào sự phối hợp độc đáo giữa tính ngẫu hứng, bảo thủ và phi lý một cách có hệ thống. Chính vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi nhân loại chần chừ khá lâu mới dùng đến đòn bẩy này. Nhưng từ khi con người sử dụng đến cỗ máy tri thức, cuộc sống đã trở nên phong phú hơn rất nhiều.”
Phần 4 cũng là phần cuối của cuốn sách, tác giả đưa ra những nhận định về tác động của tính phi lý trong nguyên tắc sắt đối với việc định hình khoa học hiện đại ngày nay, và nhân loại có thể làm gì để kế thừa, phát triển cỗ máy tri thức ấy một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, loài người còn có thể tự giải thoát khỏi sự tàn phá do chính mình tạo ra nhờ sự trợ giúp đắc lực của khoa học.
Theo tác giả Strevens có hai việc cần làm để thực hiện được mục tiêu này. Thứ nhất là xây dựng một chương trình hành động sử dụng nguồn tài trợ và những chính sách đổi mới của chính phủ để thu hút đủ số lượng nhà khoa học nghiên cứu các vấn đề quan trọng. Thứ hai đảm bảo cỗ máy tri thức có thể vận hành một cách trơn tru, hiệu quả, năng động và mạnh mẽ trong suốt thể kỷ XXI và cả sau này nữa.
“Cỗ máy tri thức” giúp độc giả nắm bắt được nguồn gốc, phương pháp chân lý trong khoa học, cũng như vai trò và hy vọng khoa học có thể mang lại cho nhân loại. Phong phú với những hình ảnh minh họa thú vị, cuốn sách được viết theo phong cách dễ tiếp cận, trình bày các khái niệm đột phá, những tư tưởng tái cấu trúc lại phần lớn những gì chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã biết về nguồn gốc của thế giới hiện đại.
Michael Strevens là Giáo sư Triết học của trường Đại học New York. Michael Strevens được nhận Giải thưởng Guggenheim năm 2017 (giải thưởng này được Quỹ tưởng niệm John Simon Guggenheim trao tặng hằng năm, bắt đầu từ năm 1925, cho những người “chứng minh năng lực đặc biệt trong sản xuất hoặc khả năng sáng tạo đặc biệt trong nghệ thuật”).
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN