Thị trường hàng hóa
Bài học xây dựng thương hiệu cá nhân từ Elon Musk - Tỷ phú giàu nhất thế giới
Nhắc đến tỷ phú Elon Musk, người ta sẽ nhớ ngay đến thương hiệu Tesla danh tiếng toàn cầu. Không chỉ sở hữu khối tài sản khủng để trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới, Elon Musk còn tạo dấu ấn bởi khả năng sáng tạo và sự nhạy bén trong kinh doanh mà còn cả tư tưởng của ông.
Trước khi thành công với thương hiệu Tesla, tỷ phú Elon Musk đã rất chú trọng trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Đó là hình tượng một doanh nhân chạy nước rút trên toàn cầu, sáng tạo những thiết bị máy móc thân thiện và hữu ích. Chia sẻ về bí quyết thành công của mình, tỷ phú Elon Musk chỉ ra 3 điểm nhấn quan trọng bao gồm:
Chia sẻ về mục đích kinh doanh, Musk khẳng định: “sứ mệnh thúc đẩy sự ra đời của phương tiện giao thông và năng lượng bền vững, điều quan trọng đối với tất cả sự sống trên Trái đất”. Trong thời gian phát triển thương hiệu Tesla, dù đã có lúc đối mặt với hàng loạt khó khăn, Musk đã từng phải cắt giảm nhân viên vào lúc nửa đêm, ông vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình là: Phát triển công nghệ phục vụ tốt nhất cho nhân loại.
Dù phải chịu không ít áp lực từ dư luận, đối mặt với những thăng trầm trong kinh doanh, Elon Musk vẫn xây dựng được thương hiệu cá nhân cho riêng mình. Đó là sự tầm nhìn và sứ mệnh mà ông ấy đã đề ra từ trước. Trung thành với mục tiêu kinh doanh chính là tiền đề để tạo nên thành công vang dội của tỷ phú Elon Musk.
Để vận hành được một thương hiệu thành công, Elon Musk cũng giống những giám đốc điều hành cao cấp khác. Ông phải học cách nhìn nhận và khắc phục những sai lầm trong công việc của mình và chính nhân viên. Năm 2013, hãng Tesla bị ảnh hưởng không nhỏ khi một số chiếc ô tô của hãng tự bốc cháy. Điều này đã gây nên làn sóng dư luận phản đối mạnh mẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu của Tesla.
Để giải quyết vấn đề này, Musk đã tự mình viết một bài đăng trên blog nhằm bảo vệ mạnh mẽ sản phẩm của Tesla và là bản sắc thương hiệu của chính ông. Không chỉ vậy, ông còn biến Model S của công ty trở thành chiếc xe điện plug-in bán chạy nhất thế giới vào năm 2015 và 2016. Nhờ bài xin lỗi chân thành và cách xử lý thông minh của Musk, dư luận đã nhanh chóng quên đi sự cố và tiếp tục chọn lựa tin tưởng và ủng hộ hãng Tesla.
Musk cũng đã từng thiếu kiên nhẫn với hai nhà phân tích Phố Wall và chê bai họ vì “những câu hỏi nhàm chán, cụt lủn”. Điều này khiến cho cổ phiếu Tesla sụt giảm nhanh chóng. Nhận thấy rõ ảnh hưởng nặng nề này, Elon Musk đã áp dụng một giọng điệu có tính đo lường khi mô tả triển vọng của công ty và những dự đoán về lợi nhuận. Sau buổi họp báo, ông đã xin lỗi công khai tới các nhà phân tích Phố Wall và thừa nhận sai lầm của mình.
Kết quả là ngay sau đó, cổ phiếu Tesla đã tăng mạnh và thêm gần 5 tỷ USD vào giá trị cổ phiếu của hãng. Như vậy, biết cách xin lỗi chân thành, đúng thời điểm cũng là cách để bạn tạo dựng nên thương hiệu cá nhân thành công.
Elon Musk được biết đến là nhà lãnh đạo truyền cảm hứng uy tín nhất trong lĩnh vực công nghệ. Ngay từ khi bắt đầu, Musk đã xác định theo đuổi giá trị bền vững để phục vụ nhân loại. Triết lý kinh doanh dựa trên nền tảng đổi mới, sáng tạo và không ngừng cải tiến công nghệ để mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng.
Steve Jobs đã thành công trong việc đưa Apple trở thành thương hiệu công nghệ giá trị nhất toàn cầu. Logo quả táo khuyết trở thành đặc trưng nhận diện thương hiệu Apple mà hầu hết người tiêu dùng đều biết đến. Chỉ cần nhìn logo là có thể nhận diện được thương hiệu, đây là thành công của Steve Jobs mà không ít thương hiệu mơ ước.
Không chỉ thành công trong việc xây dựng thương hiệu riêng cho hãng, Steve Jobs còn được biết đến là bậc thầy trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Cùng lắng nghe những bí quyết từ Steve Jobs dưới đây.
Nhắc đến Steve Jobs, rất nhiều người nhớ đến hình ảnh quần jean và đồng phục cao cổ của ông. Đây là trang phục được ông sử dụng phổ biến trong các buổi họp báo, trả lời báo chí hoặc các buổi diễn thuyết. Chú trọng đến vẻ bề ngoài, cho người đối diện thấy được sự chỉn chu, tinh tế trong cách ăn mặc là tiền đề để bạn tạo dựng hình ảnh cá nhân.
Cũng như vậy, Jobs đã phát triển Apple bằng cách tạo ra logo và vẻ bề ngoài thiết kế đơn giản nhưng mang tính thẩm mỹ cao. Logo của Apple chỉ cần nhìn một lần là người dùng có thể ghi nhớ, không nhầm lẫn với bất cứ thương hiệu nào.
Để người khác chú ý đến bạn, bạn cần phải mang đến giá trị riêng, có thể đáp ứng hoặc vượt qua mong đợi của họ. Đó chính là triết lý mà Steve Jobs theo đuổi để tạo nên thương hiệu riêng cho mình và hãng Apple.
Có thể thấy, dù các sản phẩm của Apple có giá cao gấp nhiều lần so với các thương hiệu khác, nhưng Apple vẫn được đa số người tiêu dùng lựa chọn. Bởi, họ đảm bảo được quyền lợi của người tiêu dùng, cam kết luôn mang đến sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất, bảo mật cá nhân tốt nhất cho khách hàng.
Khám phá những điều mới mẻ, cải tiến sản phẩm để tạo ra xu hướng mới chính là cách mà Apple đã sử dụng để gây dựng nên thương hiệu của mình. Jobs không bao giờ sợ công ty của mình đầu tư vào công nghệ trước xu hướng hiện tại. Bởi thế, khi nhắc đến Apple, người ta luôn nghĩ ngay đến sự đổi mới, đón đầu xu hướng công nghệ.
Mười năm trước, không ai có máy tính bảng và cũng chẳng ai nghĩ đến việc mình sẽ sử dụng máy tính bảng. Thế nhưng, Apple đã phát minh và đi đầu trong việc nghiên cứu, cho ra mắt máy tính bảng. Và hiện tại, hãng đã thành công trong việc tạo ra xu hướng công nghệ mới phục vụ người tiêu dùng.
Muốn đi đầu xu hướng trong ngành, đón đầu sự đổi mới thì bạn cần sáng tạo và biết cách truyền thông để hướng mọi người đến xu hướng đó. Steve Jobs đã thành công trong việc tạo dựng một thương hiệu Apple đẳng cấp và giá trị như hiện tại.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN