Thị trường hàng hóa
Đây là một nghề mới lạ, xuất phát từ việc nhiều gia chủ giàu có thích khẳng định bản thân bằng việc mua nhiều quần áo, giày dép, tuy nhiên họ không có nhiều thời gian để thu dọn hay sắp xếp. Vài năm trở lại đây, công việc này có xu hướng mở rộng.
Ở Việt Nam, công việc này vẫn còn lạ và ít người làm nhưng thu nhập không ít chút nào. Theo đó, thù lao cho công việc này rơi vào khoảng 250.000 - 400.000 đồng/ người/ giờ. Thông thường các nhân viên phải mất nhiều tiếng đồng hồ, thậm chí cả ngày trời để dọn dẹp tủ đồ và gấp quần áo nên số tiền mà khách hàng bỏ ra cũng phải tiền triệu.
Nghe thì có vẻ việc nhẹ lương cao nhưng thực tế công việc này không hề đơn giản mà đòi hỏi rất nhiều sự chuyên nghiệp, tỉ mỉ và chỉn chu. Bởi lẽ những người gấp quần áo thường phải làm việc với khách hàng là người có tiền và trực tiếp xử lý những món đồ xa xỉ.
Vì vậy không chỉ có yêu cầu biết cách lau dọn, cách gấp, cách móc treo từng loại quần áo, những người dọn dẹp, gấp quần áo còn phải am hiểu về chất liệu vải, cách bố trí sắp xếp khoa học để quyết định gấp và treo đồ như thế nào cho hợp lý.
Ở vùng ngoại thành thủ đô Hà Nội, có 1 ngành mang lại thu nhập rất cao cho người dân, đó là phân biệt giới tính của gà.
Chị Nguyễn Thị Dung (34 tuổi, ở xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội) gắn bó với nghề soi lỗ huyệt gà được hơn 10 năm nay. Chị Dung cho biết, nhờ thu nhập cao từ nghề này mà cuộc sống của gia đình chị ấm no, đủ đầy.
Từ nhỏ gia đình chị Dung có trang trại gà nên chị rất hiểu về các đặc tính của gà. Sau này, do các đại lý có nhu cầu phân loại gà trống, gà mái và chị cũng yêu thích công việc liên quan đến gà nên quyết định gắn bó với nghề này.
“Tôi học rất nhanh, chỉ vài ba tháng đã có thể phân biệt ra trống, mái. Trước kia, do nhu cầu thị trường còn ít và không phải ai cũng soi được nên khá lạ với nhiều người. Nghề này đòi hỏi phải thực hành thường xuyên mới làm nhanh và chính xác được”, chị Dung cho hay.
Chỗ làm việc của chị Dung đơn giản, chỉ có chiếc bóng đèn sợi đốt, các khay đựng gà và một lọ đựng phân gà. Một tay chị nhặt và bóp phân gà dư ra chiếc lọ, một tay nhấn vào hậu môn để lỗ huyệt lòi ra. Sự nhanh nhạy, khéo léo của bàn tay và sự tập trung cao độ của đôi mắt, chị Dung có thể phân biệt được giới tính của gà chỉ trong vòng vài giây.
Tùy theo từng giống gà khác nhau, chị Dung được trả công từ 200 – 300 đồng/con. Sự tập trung cao độ cùng đôi tay khéo léo, mỗi ngày chị Dung soi được khoảng 7.000 - 8.000 con gà với nguồn thu nhập từ 1,4 – 2 triệu đồng/ngày.
Ở Việt Nam, nghề săn trứng kiến và các món ăn từ nguyên liệu đặc biệt này xuất hiện ở nhiều tỉnh thành: Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, 1 số tỉnh miền núi phía Bắc,... Hiện 1kg trứng kiến có giá khoảng 300.000 - 400.000 đồng nên mỗi ngày, thợ săn trứng kiến có thể thu về tiền triệu.
Tuy nhiên đây cũng là công việc khá gian nan và kỳ công. Đầu tiên để lấy được tổ kiến xuống, người đi săn phải trèo lên những cành cây cao. Trong trường hợp quá cao và không thể trèo, người ta chuyển sang dùng sào, nhẹ nhàng đưa tổ kiến xuống.
Sau khi hạ tổ, người đi săn dùng dao tách ra để kiến rời đi, đây chính là lúc dễ bị kiến cắn nhất. Tuy nhiên đối với người chuyên đi săn tổ kiến, bị cả đàn kiến tấn công là chuyện bình thường.
Nhắc đến ruồi, ai cũng muốn tránh xa, loại bỏ vì nó luôn xuất hiện tại những nơi ô nhiễm, không sạch sẽ. Tuy nhiên nuôi ruồi , cụ thể là ruồi lính đen lại trở thành công việc hái ra tiền. Câu chuyện của Chí Cảnh (Củ Chi, TP.HCM) - 1 kỹ sư xây dựng bỏ việc để về nuôi ruồi lính đen là ví dụ điển hình.
Ban đầu Cảnh bị gia đình, người thân phản đối kịch liệt, thậm chí cười nhạo nhưng anh vẫn không bỏ cuộc. Anh tận dụng tán rừng cao su để nuôi ruồi. Đến cuối năm 2018, thấy mô hình hiệu quả, anh đã xây hẳn một trang trại nuôi ruồi.
Loài ruồi thường tự tìm thức ăn ôi thiu để bám vào và ruồi lính đen cũng không ngoại lệ. Ở trang trại của Cảnh, thức ăn chính của ruồi lính đen là các loại rác thải hữu cơ như rau củ quả, các loại bã đậu nành, bã củ mì, cơm thừa.
Thời điểm 2019, mỗi tháng Cảnh thu khoảng 4 kg trứng ruồi lính đen với giá bán từ 15 - 20 triệu đồng/kg, thu về khoảng 80 triệu/tháng.
Mít được coi là loại cây trồng chủ lực tại một số tỉnh Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tại các tỉnh phía Nam, cây mít được bà con trồng từ rất lâu và trồng trên nhiều loại hình như trồng xen trong các vườn cây ăn quả, trồng chuyên canh…
Khác với cò mít là những người dẫn vào vườn mít thu mua, những người ngửi mít thuê là người đi cùng thương lái đến vườn để xác định độ già của mít và đảm nhận công việc hái mít cho chủ vườn. Vì loại trái cây như mít có một đặc điểm đặc biệt, không giống như nhiều loại trái cây khác có những đặc điểm riêng về màu sắc và hình dáng giúp nhận biết quả đã chín hay chưa một cách dễ dàng. Chính vì vậy các thương lái phải nhờ những người làm nghề ngửi mít thuê để xác định độ già của mít, giúp giảm thiểu rủi ro mua nhầm mít non hoặc mít nhiều xơ đen.
Người ngửi mít thuê thường “có tiếng tăm” trong giới buôn mít bởi họ có kinh nghiệm. Chia sẻ trên Dân Việt, anh Lê Văn Ngọc (Đồng Phú, Bình Phước), một người có thâm niên “ngửi mít” gần 10 năm nay cho biết dựa vào kinh nghiệm của bản thân, khi cùng thương lái đến các vườn mít, nhìn sơ qua là anh đã biết mít đã già hay chưa, ngay mà chủ vườn mít có khi còn không biết chính xác bằng anh.
Anh Ngọc chia sẻ, có 2 yếu tố để xác định trái mít đã già, đầu tiên là dựa vào mùi thơm của vườn để xác định, thứ 2 là phán đoán bằng mắt thường, nhìn vào cuống lá ở trên cuống. Cụ thể, những chiếc lá ở trên cuống nếu ngả vàng và có đốm thì đến 90% trái mít đó đã già vã vài ngày tới sẽ chín. Còn nếu lá còn xanh mơn mởn thì trái mít vẫn còn non, chưa đủ độ già để hái. Để chắc chắn, anh còn dùng dao chích nhẹ ở phần cuống, nếu như mủ mít chảy nhanh và trong khi trái mít sắp chín, còn nếu mủ đặc và chảy chậm thì chưa hái được.
Nếu vào vụ mít, các "chuyên viên giám định" mít sẽ vô cùng bận rộn và theo chân thương lái cả ngày, di chuyển từ 2 - 3 vườn. Kết hợp với hái mít thuê, thu nhập của người "ngửi mít" có thể lên đến hàng triệu đồng mỗi ngày.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN