Thị trường hàng hóa
Khi bắt đầu nảy sinh những ý tưởng kinh doanh hấp dẫn, táo bạo, bạn nôn nóng muốn bắt tay vào làm luôn. Thế nhưng cần phải bắt đầu từ đâu? Cần làm gì đầu tiên? Và những bước tiếp theo cần phải làm là gì? Liệu bạn đã xác định được lộ trình phát triển cho doanh nghiệp của mình? Vậy nên để ý tưởng kinh doanh của bạn được chính thức đi vào hoạt động, bạn nhất định phải xây dựng một mô hình kinh doanh thích hợp để doanh nghiệp thực hiện theo.
Vậy mô hình kinh doanh là gì? Một mô hình kinh doanh hiệu quả bao gồm những yếu tố gì? Và làm thế nào để xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả? Bài viết này sẽ giúp các nhà khởi nghiệp khám phá những điều cơ bản nhất về một mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp nào khi khởi động nhất định đều cần phải có.
Trong tiếng Anh, mô hình kinh doanh được gọi là Business Model. Thuật ngữ này bắt đầu phổ biến vào những năm 90 của thế kỉ XX, tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có một định nghĩa nào cố định cho thuật ngữ này. Bạn có thể tham khảo một vài định nghĩa phổ biến được nhiều người trong giới kinh doanh tiếp cận như sau:
“Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp là một kế hoạch hay một hình mẫu mô tả doanh nghiệp đó cạnh tranh, sử dụng những nguồn lực, các quan hệ với khách hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp như thế nào để tồn tại và phát triển”. (Theo “Entrepreneurship: Successfully Launching New Ventures”, 2005 của Bruce R. Barringer, R. Duane Ireland).
“Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp là một đại diện đơn giản hóa lí luận kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nó mô tả doanh nghiệp bán gì cho khách hàng, làm sao doanh nghiệp tìm đến và thiết lập quan hệ với khách hàng, qua những nguồn nào, những hoạt động và đối tác nào để đạt được điều đó và doanh nghiệp đó tạo ra lợi nhuận bằng cách nào.” (Theo “How to Describe and Improve your Business Model to Compete Better”, 2004 của Alexander Osterwalder).
Nói một cách dễ hiểu, mô hình kinh doanh là mô hình kiếm tiền của cá nhân, doanh nghiệp mà khi nhìn vào mô hình đó giúp ta sẽ thấy được một cách tổng quát hơn về cách thức hoạt động và kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp này. Mô hình kinh doanh rất quan trọng trong việc định hướng phát triển kinh doanh cho công ty, giúp các đơn vị khác hiểu được doanh nghiệp này kinh doanh sản phẩm gì, thuộc lĩnh vực nào và bán cho ai? Làm thế nào để họ sản xuất được những sản phẩm như vậy và phân phối chúng bằng cách nào? Cho dù bạn có lựa chọn mô hình kinh doanh đã có sẵn hay phát triển theo định hướng riêng thì điều quan trọng là bạn phải có sự hiểu biết về tổng thể doanh nghiệp của mình.
Tiềm năng thị trường là yếu tố quan trọng, quyết định đến cơ hội kinh doanh cũng như sự thành công của bạn. Để xác định một cách chính xác và chi tiết tiềm năng của thị trường các chủ doanh nghiệp cần phải tìm ra đáp án của những câu hỏi như: Thị trường này có tiềm năng gì để phát triển? Số lượng khách hàng đang sử dụng về sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang hướng đến? Khách hàng có hưởng ứng khi tung sản phẩm/ dịch vụ ra thị trường hay không?
Lợi thế cạnh tranh được quyết định ở việc sản phẩm/ dịch vụ của bạn có những đặc điểm gì vượt trội hơn so với các đối thủ khác cùng ngành. Một số đặc điểm có thể được đề cập đến như: giá cả, hình thức sản phẩm hay mô hình kinh doanh mới mẻ hơn, ….
Xác định đúng những tiềm lực mà doanh nghiệp hiện đang có, đồng nghĩa với việc bạn đã đi được một nửa chặng đường đến đích. Với bất cứ một doanh nghiệp thành công, họ luôn phải hiểu về bản thân của mình trước, phải xác định được nguồn vốn hiện có, các mối quan hệ như đối tác, nhà cung ứng, nhà đầu tư, … Ngoài ra, bạn cũng phải xác định rằng mình sẽ đưa ra những sản phẩm gì cho thị trường, mang lại lợi ích như thế nào cho người sử dụng, hay xa hơn là sẽ đóng góp được những công sức gì cho địa phương,….
Để có thể điều hành cấp dưới một cách hiệu quả, đội ngũ quản lý của bạn cần phải là những cá nhân có năng lực, dám nghĩ, dám làm, đưa ra các quyết định quyết đoán. Bên cạnh đó, đội ngũ quản lý cần có mục tiêu phấn đấu cao cả, có tâm huyết và có thể hiểu thấu được con người của công, nhân viên. Từ đó, họ mới có thể trở thành đầu tàu, phân công chính xác nhiệm vụ theo năng lực của cấp dưới.
Thực tế không có một công thức cố định nào cho việc xây dựng nên một mô hình kinh doanh. Bởi tùy từng đơn vị doanh nghiệp và sản phẩm/dịch vụ khác nhau, các nhà sáng lập sẽ xây dựng nên các mô hình kinh doanh sao cho phù hợp nhất với hướng đi của doanh nghiệp mình. Song về cơ bản, một mô hình kinh doanh hiệu quả thường sẽ được tạo ra theo các bước như sau:
Việc khảo sát, tìm hiểu để xác định đối tượng khách hàng & nhu cầu của khách hàng là vô cùng quan trọng. Bởi khi bạn đã biết khách hàng của mình có nhu cầu gì, bạn sẽ vạch ra được những ý tưởng, cách thức để sản phẩm/dịch vụ của bạn đáp ứng được mong muốn, nhu cầu của họ. Khi đó, tỉ lệ thành công của bạn sẽ cao hơn, hạn chế được nhiều rủi ro trong các bước sau này.
Nắm bắt được đối tượng, nhu cầu khách hàng thì bước tiếp theo là phải tạo ra những sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu đó, làm sao để hiệu quả nhất có thể. Từ mẫu mã đến giá cả đều phải thỏa mãn nhu cầu của khách và phải tạo sản phẩm có sự khác biệt, luôn luôn đổi mới. Luôn luôn cho khách hàng của bạn có cảm giác được sử dụng sản phẩm chất lượng tốt, xứng đáng “đồng tiền bát gạo” mà họ phải bỏ ra để mua.
Để xây dựng được mô hình kinh doanh hiệu quả và thành công thì bước này khá quan trọng, vừa phải đảm bảo sản phẩm được sản xuất chất lượng với chi phí thấp nhất, mang lại nguồn lợi nhuận cao nhất. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, sản xuất công nghiệp sẽ giúp giảm chi phí trên mỗi sản phẩm. Bên cạnh đó, tìm những nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín, giá tốt những vẫn đảm bảo chất lượng.
Tuyển những nhân viên có tay nghề chuyên môn vững và có tinh thần trách nhiệm với công việc. Đồng thời các doanh nghiệp phải giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất để sản phẩm ra đời đạt tiêu chuẩn chất lượng cũng như mẫu mã.
Có sản phẩm tốt thì chiến lược tiếp theo là phải quảng bá sản phẩm đến khách hàng bằng các chiến dịch Marketing. Sau mỗi đợt thực hiện chiến dịch quảng bá, các doanh nghiệp cần nắm bắt nhu cầu khách hàng xem đã đúng với những gì đã khảo sát chưa. Đặc biệt là việc thu thập phản hồi của khách để rút ra bài học kinh nghiệm để hoàn thiện sản phẩm tốt hơn. Đồng thời, thiết lập những kênh phân phối hiện đại và tiết kiệm thời gian nhất để sản phẩm có thể đến tay được nhiều khách hàng nhất bằng việc mở các đại lý, cửa hàng hoặc hợp tác với các cơ sở kinh doanh.
Khi đã có trong tay mô hình kinh doanh hiệu quả thì doanh nghiệp hoặc công ty sẽ bắt đầu xây dựng hoàn thiện về cơ sở vật chất. Việc cần làm của doanh nghiệp lúc này là chuẩn bị đầy đủ nguồn nhân lực và vốn đầu tư, đồng thời liên tục tìm kiếm những đối tác tiềm năng để liên kết lâu dài và bền vững trong tương lai.
Khi đã tự tin, bạn sẽ tìm kiếm các nhà đầu tư vào mô hình kinh doanh của bạn.
Khi tìm đến các nguồn đầu tư này, bạn phải chứng minh được kết quả kinh doanh tốt trong một thời gian và sẽ mang lại lợi nhuận cho họ nếu họ sẵn sàng đầu tư cho bạn.
Mô hình kinh doanh được xem là "kim chỉ nam" và giữ vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại cho ý tưởng cũng như toàn bộ sự nghiệp kinh doanh của bạn. Bởi nếu như không có một mô hình kinh doanh phù hợp, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn và chật vật trên con đường xây dựng thương hiệu và tạo dựng vị trí trên thị trường. Vì vậy, ngay từ hôm nay, nếu bạn đang ấp ủ một ý tưởng kinh doanh hấp dẫn thì hãy khởi động nó bằng một bản mô hình kinh doanh thật chi tiết, chắc chắn và hiệu quả nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN