Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
19:43 04/06/2024

Tìm về xứ sở Lô Lô giữa vùng sơn nguyên đá

Người Lô Lô là một trong những dân tộc thiểu số có văn hoá đặc sắc ở nơi địa đầu Tổ quốc tại Việt Nam. Trải qua biết bao biến thiên của thời gian, những bộ trang phục truyền thống đầy sắc màu cùng nhiều phong tục tập quán lâu đời của người Lô Lô vẫn được gìn giữ vẹn nguyên, đầy trân trọng.

Lô Lô Chải – bản làng thanh bình của người Lô Lô

Chuyến đi của chúng tôi trong dự án Business Culture Trip (tạm dịch: Hành trình văn hóa doanh nghiệp), được tài trợ bởi thương hiệu Keo TICA smart Silicone Sealant, đã ghi lại nhiều câu chuyện về người Lô Lô giữa sơn nguyên đá Đồng Văn.

Theo nhiều nghiên cứu, người Lô Lô ở Việt Nam có quan hệ mất thiết với người Di ở Trung Quốc. Những người Lô Lô đầu tiên sinh sống tại vùng Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) và Phong Thổ (Lai Châu). Sau đó, một bộ phận di dân từ Hà Giang sang Bảo Lạc (Cao Bằng). Hiện nay, phần lớn dân tộc Lô Lô sống tập trung tại các tỉnh miền núi phía Bắc, một số ít sinh sống tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Dân tộc Lô Lô gồm các nhóm Lô Lô Đen, Lô Lô Hoa và một nhóm nhỏ là người Lô Lô Trắng. Ngoài tên gọi Lô Lô, dân tộc này còn có những tên gọi ít phổ biến khác như Mùn Di, Màn Di, La La, Qua La, O Man, Lu Lộc Màn.

Ý nghĩa trang phục truyền thống của người Lô Lô

Vẫn giữ được nét đẹp bản sắc văn hóa đặc trưng, người Lô Lô nổi tiếng trong việc gìn giữ nguyên dạng trang phục truyền thống từ ngàn đời. Các du khách tới xứ xở nơi đây không khỏi trầm trồ vì trang phục Lô Lô gồm nhiều họa tiết cầu kỳ tượng trưng cho trời, đất, núi, rừng, là một phần của đời sống, gắn kết cuộc sống sinh hoạt đời thường và tín ngưỡng tâm linh.

Thông thường, trang phục của người phụ nữ Lô Lô gồm khăn, áo, dây lưng, xà cạp, váy, thể hiện quan niệm về hạnh phúc lứa đôi, sự sinh sôi của dân tộc. Mỗi họa tiết trên trang phục của người Lô Lô đều mang một ý nghĩa biểu tượng. Hình con chim tượng trưng cho sức mạnh, khát vọng tự do, hòa bình của dân tộc Lô Lô; hoa tam giác mạch, hoa đào, hoa lê là những loài hoa gần gũi với đời sống người dân, biểu tượng cho tình yêu đôi lứa thủy chung, trong sáng của những lứa đôi và đặc biệt họa tiết hình mắt chim gắn liền với tín ngưỡng thờ thần từ xa xưa truyền lại.

Theo truyền thống, người phụ nữ Lô Lô đen mặc áo ngắn, màu đen chàm xẻ ngực, hai ống tay hẹp nối từ bả vai xuống cổ tay bằng những khoanh vải màu xanh, đỏ, tím, vàng, thường là 9 vòng màu khác nhau.

Hai vạt áo trước được trang trí bởi một diềm vải hoa đỏ, khuy áo bằng vải, cài bằng cúc đồng hình tròn. Phía sau lưng được chắp những miếng vải màu hình tam giác, tạo thành các ô vuông với những hoa văn răng cưa kiểu bông lúa, hình sóng nước, mạng nhện.

Phụ nữ Lô Lô đen mặc quần ống rộng, phía ngoài quần được choàng một tấm vải từ phía sau vòng ra cuộn chặt trước bụng. Dây đeo thắt lưng được trang trí khá cầu kỳ, bao gồm nhiều đồng xu và chìa khóa làm bằng nhôm, đằng sau có treo một túi trầu được bọc bằng tấm vải nhỏ màu xanh.

Khăn đội đầu của người phụ nữ Lô Lô là điển hình của cái đẹp sóng sánh cầu kỳ, gồm ba lớp, hai lớp bên trong màu trắng, lớp bên ngoài màu đen. Khi lên nương làm rẫy hoặc đi chợ, các cô gái đội chiếc nón lá được đan bằng tre rất đẹp mắt, chóp hơi khum, phía mặt trong được trang trí bằng chiếc cánh của con cánh cam, quai nón được buộc bằng hai sợi dây được se từ chỉ hoặc len nhiều màu.

Trong khi đó, người Lô Lô Hoa sử dụng kỹ thuật trang trí vải màu trên trang phục. Hoa văn hình tam giác nằm trong một đường diềm hình vuông tượng trưng cho bốn phương. Bên trong là các hình tam giác kèm nhau đôi một, phân chia hai nửa sáng tối, đậm nhạt. Trên thân của những chiếc áo được thêu hình chim Ngó Bá - loài chim gắn liền với tín ngưỡng thờ thần, xen kẽ biểu tượng tam giác tạo nên nét hài hòa đặc trưng của trang phục truyền thống.

Biểu tượng hình tam giác hai màu đối nhau cũng được thêu trên mũ của người phụ nữ Lô Lô Hoa. Khối tam giác này được may lệch phải tạo điểm nhấn duyên dáng cho chiếc mũ. Ở phía chính giữa là biểu tượng thần Mít Dơ – thần cai quản mặt đất, bảo vệ con người trong tín ngưỡng của người Lô Lô.

Ngoài ra, trên tay áo bộ trang phục của người phụ nữ Lô Lô Hoa là những hoa văn nhiều hình tam giác ghép chung với nhau tạo thành hình đàn cá bơi, biểu trưng cho hôn nhân êm ấm, cho một dự báo con đầy cháu đống. Sự sung túc cái con không chỉ là cái nôi bắt đầu của mỗi đời người mà còn thể hiện gia đình hạnh phúc ấm êm, gắn liền với sự phát triển của mỗi dân tộc.

Quần áo của nam giới dân tộc Lô Lô gần giống với trang phục của các dân tộc Tày Nùng. Áo thân dài màu đen chàm, xẻ tà hai bên, cài cúc bên nách phải, quần đen chàm, cạp lá tọa, khăn đội đầu không trang trí hình thêu cầu kỳ. Điều làm nên nét đặc trưng riêng, giúp phân biệt trang phục của nam giới Lô Lô đen với dân tộc Tày, Nùng là chiếc khăn chít trên đầu. Người đàn ông thường dắt mối khăn sau gáy và thường đeo thêm một chiếc vòng tay bằng bạc.

Tác giả tại chợ phiên Lũng Cú cuối tuần

Xiêm y của nam thanh nữ tú người Lô Lô đều nổi bật với nhiều màu sắc cùng những họa tiết thêu tay cầu kỳ. Nghe nói để làm ra một bộ trang phục truyền thống, người phụ nữ phải tỉ mẩn cắt may thủ công và thêu hoa văn trong ba tới bốn năm. Riêng chiếc khăn đội đầu với những tua rua sặc sỡ, tinh tế cùng đường thêu tỉ mỉ cũng lấy đi một năm nhiều công tỉ mỉ mới có thể hoàn thiện.

Ngày nay, những bộ trang phục thủ công của người Lô Lô không còn được sử dụng thường xuyên trong đời sống hàng ngày như thời xa xưa, nhưng họ vẫn gìn giữ, trân trọng, tự hào về nét đẹp truyền thống dân tộc. Những bộ trang phục đầy sắc màu vẫn được sử dụng vào mỗi dịp lễ Tết, đặc biệt là vào dịp cưới hỏi trọng đại. Đó cũng là cách để văn hóa Lô Lô không bị phai nhòa, mai một giữa dòng cuộc sống hiện đại có nhiều phần xô bồ.

Ngoài trang phục truyền thống, người Lô Lô quan niệm, trang sức bằng bạc có thể giúp trừ tà ma, giữ vía, tránh gió, tránh mưa. Những chiếc vòng cổ được uốn hình tròn không xuất hiện hoa văn cầu kỳ, còn những chiếc vòng tay lại được chạm khắc đẹp mắt bằng những hoa văn đặc sắc như hình bông hoa, trống đồng, mặt trời…

Bên cạnh vòng cổ, vòng tay, người con gái Lô Lô còn sử dụng những mẫu hoa tai, nhẫn bạc để tôn lên nét xinh đẹp, mềm mại, duyên dáng của người phụ nữ. Đặc biệt, họ luôn đeo bên hông một chiếc túi vải màu chàm có hình bán nguyệt chỉ lớn hơn bàn tay, dây đeo làm bằng những sợi vải nhiều màu và tạo điểm nhấn bằng những đồng xu bằng bạc.

Theo phong tục tập quán của dân tộc Lô Lô, người con trai khi lấy vợ phải mang theo những đồng bạc để cầu hôn và làm quà biếu bố mẹ vợ. Đồng bạc trong nhà như của để dành, trở thành món quà hồi môn quý giá khi người con gái về nhà chồng. Những món trang sức bạc ấy thể hiện tính thẩm mỹ, sự tinh tế và quan niệm riêng về cái đẹp của đồng bào Lô Lô nơi rẻo cao, cao nguyên đá.

Nếp sống truyền thống ngàn xưa của người Lô Lô trong đời sống ngày nay

Không chỉ trang phục, trang sức, ngày nay, người Lô Lô tại Hà Giang và một số vùng lân cận còn gìn giữ nếp sống bản làng. Nhà ở truyền thống của dân tộc này gồm ba loại là nhà nền đất, nhà sàn và nhà nền sàn nửa đất. Tuy nhiên, theo quy ước từ xa xưa truyền lại, gian giữa nhà, đối diện với cửa chính vừa là nơi trang nghiêm đặt bàn thờ tổ tiên và cũng là nơi gia đình tiếp khách quý. Hai gian bên cạnh là phòng cho vợ chồng, con cái.

Khi về tới xã Lũng Cú, không khó để bắt gặp những ngôi nhà cổ trình tường bằng đất, lợp ngói âm dương được xây dựng từ hơn 200 năm về trước. Cột nhà được làm bằng những cây sa mộc có tuổi đời gần trăm năm, cầu thang trong nhà thường có 9 đến 11 bậc, tường rào xung quanh được dựng lên bằng những viên đá xanh tự nhiên. 

Đặc điểm công trình nhà tại Lô Lô Chải

Theo phong tục văn hóa truyền thống, người Lô Lô có hai dịp lễ Tết chính, một là Tết Nguyên Đán, hai là Rằm Tháng Bảy. Trước mỗi dịp năm mới, từ ngày 20 tháng Chạp, người Lô Lô đã tất bật chuẩn bị lợn, gà và không thể thiếu hai món ăn cổ truyền là mèn mén và thịt treo gác bếp. Họ bày biện mâm cơm cúng đầy đủ, trang trọng dâng lên ông bà, tổ tiên để tỏ lòng thành kính, biết ơn. Đặc biệt, trong ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền, người Lô Lô tìm nhiều khúc củi lớn và dài, để ngôi nhà luôn có lửa cháy. Ngoài quan niệm đuổi tà ma, tránh xui xẻo còn là để nguyện cầu một năm mới ấm áp như lửa.

Bên cạnh Tết Nguyên Đán, lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô thường được tổ chức vào ngày 25/7 âm lịch hàng năm, sau rằm tháng Bảy của người miền xuôi cũng là một dịp lễ vô cùng quan trọng.

Dịp này, các gia đình trong bản sẽ chung nhau góp bò, lợn, xôi, gà, rượu… mời các vị thần làng về ăn Tết, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, cho đủ nước để cây ngô, cây lúa xanh tốt, mùa màng bội thu, mọi người trong làng bản bình an, ấm no, vật nuôi khỏe mạnh. Sau lễ cúng thần bản, người Lô Lô tổ chức lễ cúng tổ tiên trong gia đình để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn, cùng lòng tin, tổ tiên sẽ phù hộ cho con cháu đời sau.

Trong đời sống hôn nhân, nam thanh nữ tú được tự do tìm hiểu và đi tới hôn nhân một vợ một chồng. Người con gái trước khi gả tới nhà chồng thường được học may vá, thêu thùa từ người bà, người mẹ. Và cũng giống đại đa số các dân tộc khác, trước khi về làm dâu, người con gái được dặn dò kỹ lưỡng bí quyết giữ lửa hôn nhân, sống hòa hợp, ứng xử tôn trọng và chăm sóc, vun vén cho gia đình chồng.

Cùng với nét đẹp truyền thống xuất hiện trong trang phục, mái nhà, nếp sống, bản sắc văn hóa của người Lô Lô còn in đậm trong những nét chữ tượng hình, trong lời ca, câu hát, khắc ghi rõ nét trên mỗi họa tiết trống đồng. Văn hóa truyền thống của người Lô Lô như một bảo chứng của thời gian, truyền ngàn đời cho nhiều thế hệ con cháu, để hôm nay, giữa dòng chảy vội vã, hối hả của nhịp sống hiện đại, nét văn hóa đặc sắc người Lô Lô vẫn vẹn nguyên, hòa vào bản sắc của 54 dân tộc anh em, kết tinh nên sự phong phú đầy thơ mộng, giàu đẹp của văn hóa nước Việt thân yêu.

Đọc thêm

Xem thêm