Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:00 15/09/2022

Sức khỏe tinh thần của nhân viên vẫn là vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp Đông Nam Á

Với sự phát triển của công nghệ, nhìn chung xã hội đã có được sự hiểu biết rõ ràng hơn về sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên đây vẫn là một vấn đề lớn với các doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Á.

Ngày nay, một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt là việc đảm bảo sức khỏe tinh thần của nhân viên được chăm sóc tốt. 

Trên thực tế, dựa theo số liệu từ nghiên cứu của Milieu Insight phối hợp với các nhân viên của Intel được thực hiện ở 3 nước Singapore, Indonesia và Philippines, chỉ 57% số người ở Singapore đánh giá tình trạng sức khỏe tinh thần của họ đạt mức "tốt", "rất tốt" hoặc xuất sắc, trong khi đó ở Indonesia và Philippines, con số lần lượt đạt 68% và 78%.

Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng, xét riêng trong khu vực Đông Nam Á, người lao động tại Singapore có sức khỏe tinh thần kém nhất. Những người lao động tham gia khảo sát tại đây cho rằng mức độ gắn bó và hài lòng với công việc cũng như chất lượng cuộc sống nói chung tại đảo quốc sư tử là thấp nhất.

Có nhiều yếu tố dẫn đến sự mệt mỏi, chán chường và kiệt sức trong lao động, ví dụ như những bất ổn về tài chính, địa chính trị hoặc những ảnh hưởng tiêu cực từ Covid-19, sự hiện hữu của nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, cùng với đó phong độ của năng suất và tâm lý "phải làm việc chăm chỉ" cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe tinh thần của nhân viên, đặc biệt là lớp nhân viên trẻ. 

Theo nghiên cứu, những lí do khiến người lao động có xu hướng tự tạo áp lực cho bản thân là do mưu cầu về cuộc sống tốt hơn cho bản thân họ và người thân (58%), tạo nên cảm giác đạt được mục tiêu (53%), và do mong muốn gia tăng thu nhập (50%).

Thống kê chỉ ra rằng ở 3 quốc gia trên, những người thuộc nhóm tuổi từ 16 đến 24 bị thúc đẩy bởi cảm giác "sợ không thể làm tốt như những người đồng trang lứa", với 30% tại Singapore, 20% ở Philippines và ở Indonesia là 11%. Điều này cũng dẫn tới hậu quả là khoảng 50% người lao động cho biết họ cảm thấy kiệt sức vì công việc vài lần một tháng, trong đó lên đến 41% số người cảm thấy rằng họ "thường xuyên" hoặc "luôn luôn" nghĩ về công việc.

Singapore được biết đến là một trong những thành phố làm việc chăm chỉ nhất ở châu Á. (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Những thống kê chi tiết hơn nêu lên sự thật rằng nhân viên tại Singapore dành ít hơn hoặc bằng lượng thời gian dành cho công việc so với các nước khác, song mức độ gắn bó và hài lòng với công việc lại thấp nhất. Ở Singapore, chỉ 42% nguồn lao động chất lượng cao cho biết họ có mức độ gắn bó cao với công việc (điểm 8 trở lên theo thang điểm 10) so với 52% ở Indonesia và 56% ở Philippines. Đồng thời, có đến 26% nhân viên tại Singapore không hài lòng với công việc của họ, khi ở Philippines là 17% còn ở Indonesia, con số chỉ đạt 15%.

Trong một thống kê đáng lo ngại khác, có đến 52% người lao động tại Singapore đánh giá chất lượng cuộc sống kém, vượt trên 37% ở Indonesia và 36% ở Philippines. Điều này cũng dẫn đến hệ quả là chất lượng giấc ngủ giảm sút, với 30% nhân viên Singapore thừa nhận chất lượng giấc ngủ kém (khoảng 4 điểm trên thang điểm 10), so với 19% nhân viên ở Indonesia và 16% nhân viên ở Philippines.

Theodoric Chew, Đồng sáng lập - Giám đốc Điều hành của tổ chức Intellect chia sẻ rằng các công ty có thể chưa quyết liệt trong đầu tư vào các biện pháp cụ thể hơn về sức khỏe tinh thần như rèn luyện hoặc tư vấn tâm lý. Thực trạng này vẫn tồn tại bất chấp việc đây là một bước cần thiết trong việc đảm bảo sức khỏe tinh thần cho lực lượng lao động, phù hợp với mục tiêu của chính phủ Singapore là cải thiện sức khỏe tinh thần cho người lao động.

"Trong hai năm qua, tôi nghĩ kết quả của nghiên cứu này đã làm sáng tỏ những ý kiến của người lao động về công việc, cũng như sự ảnh hưởng của đại dịch cùng với những vấn đề nổi cộm khác như lạm phát, suy thoái... có thể đang tạo áp lực cho thế hệ trẻ. Những dữ liệu này  cho thấy tầm quan trọng của việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nhân viên. Đây cũng là lời nhắc đến cấp quản lý để xây dựng môi trường làm việc tích cực và cân bằng hơn", Stephen Tracy - CEO của Milieu Insight nhận xét. 

Đọc thêm

Xem thêm