Thị trường hàng hóa
Tên lửa Hệ thống Phóng Không gian dài 98 mét sẽ thực hiện nhiệm vụ lần này. Đây là tên lửa mạnh nhất từng được NASA chế tạo. Nó đã sẵn sàng đưa một con một tàu vũ trụ đến mặt trăng, nửa thế kỷ sau chương trình Apollo của NASA. Tuy nhiên, lần này sẽ không có phi hành gia nào có mặt trong chuyến đi.
Các phi hành gia có thể quay trở lại mặt trăng trong vài năm nữa, nếu chuyến bay thử nghiệm kéo dài 6 tuần này diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, các quan chức NASA cảnh báo rằng rủi ro rất cao và chuyến bay có thể bị gián đoạn.
Thay cho các phi hành gia, ba hình nộm thử nghiệm được gắn vào tàu vũ trụ Orion để đo độ rung, gia tốc và bức xạ, một trong những mối nguy hiểm lớn nhất đối với con người trong không gian sâu. Chỉ riêng khoang chứa đã có hơn 1.000 cảm biến.
Các quan chức cho biết hôm Chủ nhật vừa rồi rằng cả tên lửa và tàu vũ trụ đều không bị hư hại gì trong cơn giông bão hôm thứ Bảy vừa rồi, dù một phần của nó đã bị sét đánh trúng. Jeff Spaulding, giám đốc thử nghiệm cấp cao của NASA cho biết: “Rõ ràng là mọi thứ vẫn hoạt động như kế hoạch”.
Dự kiến sẽ có thêm nhiều cơn bão. Mặc dù các nhà dự báo đã đưa ra tỷ lệ 80% về thời tiết có thể chấp nhận được vào sáng thứ Hai (29/8), các điều kiện dự kiến sẽ xấu đi trong khoảng 2 giờ sau đó.
Về mặt kỹ thuật, Spaulding cho biết nhóm của ông đã cố gắng hết sức trong nhiều tháng qua để loại bỏ bất kỳ sự cố rò rỉ nhiên liệu nào còn tồn tại. Các công tác kiểm tra lần cuối vẫn đang được tiến hành. Nếu không thể diễn ra vào hôm nay, chuyến bay sẽ được khởi động lại vào thứ Sáu tới.
Sau rất nhiều năm trì hoãn và thất bại, những người đam mê khám phá vũ trụ đã rất vui mừng khi cuối cùng chuyến bay đầu tiên của chương trình thám hiểm mặt trăng Artemis, được đặt theo tên người chị em song sinh của Apollo trong thần thoại Hy Lạp, cũng đã chuẩn bị khởi hành.
Spaulding nói với các phóng viên: “Chúng ta đang trong khoảng thời gian 24 giờ cho tới lúc phóng, điều này thật tuyệt vời đối với chúng ta khi có mặt để chứng kiến hành trình này”.
Chuyến bay tiếp theo của Sứ mệnh Artemis, vào đầu năm 2024, sẽ có 4 phi hành gia tham gia cho nhiệm vụ bay quanh Mặt trăng. Tuy nhiên, một cuộc hạ cánh của con người xuống bề mặt Mặt trăng lần thứ hai trong lịch sử chỉ có thể diễn ra vào năm 2025.
NASA đang nhắm mục tiêu vào cực nam chưa được khám phá của Mặt trăng, nơi các miệng núi lửa bị che khuất vĩnh viễn được cho là chứa băng có thể được sử dụng bởi các phi hành đoàn trong tương lai.
Lưu ý, kể từ sau chuyến bay Apollo 17 năm 1972 đến hiện tại, chỉ có các tàu không người lái đến thám hiểm Mặt trăng, chứ chưa có ai tiếp bước được Neil Armstrong và các phi hành gia khác trong sự kiện lịch sử cách đây tròn 50 năm.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm