Thị trường hàng hóa
Giá dầu thế giới sáng ngày 6/9 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: Dầu thô WTI của Mỹ tăng 2,82 USD/thùng, tăng lên mức 90,02 USD/thùng, giá dầu Brent tăng 3,26 USD/thùng, giảm xuống mức 96,66 USD/thùng.
Giá khí đốt của châu Âu tăng mạnh, giá cổ phiếu của nước này giảm và đồng euro chìm sâu sau khi Nga ngừng bơm khí đốt qua một tuyến đường cung cấp chính, từ đó gây ra một làn sóng kinh tế khác qua Liên minh châu Âu khi nước này phải vật lộn để phục hồi sau đại dịch.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov tuần trước đã cho biết, Nga đang nghiên cứu mức trần giá đối với xuất khẩu dầu của họ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế của họ và cảnh báo động thái này sẽ gây bất ổn cho thị trường dầu toàn cầu.
Đến ngày 4/9, Điện Kremlin đổ lỗi cho phương Tây đã gây ra cuộc khủng hoảng cung cấp khí đốt châu Âu tồi tệ nhất từ trước đến nay. Đồng thời ông Peskov đã cảnh báo về một động thái trả đũa cho việc đặt trần giá từ G7 nhằm kiềm chế nguồn thu của Nga, tuyên bố sẽ ngừng bán hàng cho các quốc gia áp dụng.
Kể từ tháng 2, các quốc gia của Liên minh châu Âu đã cam kết giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Trong khi Nga đã cắt giảm hoặc đóng cửa nguồn cung trên ba đường ống dẫn khí đốt lớn nhất về phía tây trong khi nguồn cung dầu được chuyển hướng sang phía đông.
“Chúng tôi nhìn thấy những nỗ lực không ngừng để thoái thác trách nhiệm và đổ lỗi cho chúng tôi. Chúng tôi dứt khoát bác bỏ điều này và nhấn mạnh rằng tập thể phương Tây - trong trường hợp này là EU, Canada, Anh - phải chịu trách nhiệm về thực tế là tình hình hiện tại” - ông Peskov cho hay.
Một loạt các nhà phân phối điện ở châu Âu đã sụp đổ và một số máy phát điện lớn có thể gặp rủi ro, bị ảnh hưởng bởi mức giá khí đốt hiện nay tăng 400% so với cùng thời điểm một năm trước.
Cùng lúc đó, ước tính đã có khoảng 70.000 người đã biểu tình ở Praha vào thứ bảy, kêu gọi chính phủ Czech làm nhiều hơn nữa để kiểm soát giá năng lượng tăng cao và lên tiếng phản đối Liên minh châu Âu và NATO.
Một số quốc gia EU đã kích hoạt các kế hoạch khẩn cấp có thể dẫn đến việc phân bổ năng lượng và thúc đẩy lo ngại suy thoái kinh tế, với lạm phát tăng cao và lãi suất gia tăng.
Đức, quốc gia phụ thuộc hơn hầu hết các nước EU vào khí đốt của Nga, đã cung cấp gói cứu trợ trị giá hàng tỷ euro cho Uniper (UN01.DE). Berlin cho biết họ sẽ chi ít nhất 65 tỷ euro để bảo vệ khách hàng và doanh nghiệp khỏi lạm phát tăng vọt do giá năng lượng tăng cao.
Trong khi đó, Na Uy - một nhà sản xuất lớn của châu Âu, đã và đang bơm thêm khí đốt vào các thị trường châu Âu nhưng không thể lấp đầy khoảng trống mà Nga để lại.
Các bộ trưởng năng lượng của các nước EU sẽ họp vào ngày 9/9 để thảo luận về các phương án kiềm chế giá năng lượng tăng vọt, bao gồm giới hạn giá khí đốt và hạn mức tín dụng khẩn cấp cho các bên tham gia thị trường năng lượng, khả năng sẽ cắt giảm sản lượng dầu 100.000 thùng/ngày.
Sau phiên điều chỉnh chiều ngày 5/9, giá bán các mặt hàng xăng dầu trên thị trường ngày 6/9 như sau: Xăng E5RON92 ở mức 23.350 đồng/lít (giảm 370 đồng/lít so với lần điều chỉnh trước); RON95-III ở mức 24.230 đồng/lít (giảm 430 đồng/lít so với lần điều chỉnh trước); dầu diesel 0.05S ở mức 25.180 đồng/lít (tăng 1.430 đồng/lít so với lần điều chỉnh trước); dầu hỏa ở mức 25.440 đồng/lít (tăng 1.390 đồng/lít so với lần điều chỉnh trước); dầu mazut 180CST 3.5S ở mức 16.077 đồng/kg (giảm 471 đồng/kg so với lần điều chỉnh trước).
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm