Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:00 25/10/2022

Chuyện ấn báu 'châu về hợp phố'

Trong lịch sử, cũng từng có những lần ấn báu của vua bị mất rồi lại tìm thấy.

Hình ảnh kim ấn triều Nguyễn được giới thiệu trên trang web chính thức của nhà đấu giá MILLON. Ảnh nguồn: Millon

Vụ chiếc ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” được cho là báu vật của triều Nguyễn đúc từ năm 1823, dưới thời vua Minh Mạng, đang được nhà Drouot rao đấu giá tại Pháp, gây xôn xao dư luận, đặc biệt người dân rất mong chính quyền cùng các tổ chức, các doanh nhân tìm cách đưa bảo vật này về nước. Trong lịch sử, cũng từng có những lần ấn báu của vua bị mất rồi lại tìm thấy.

Không giống các quốc gia phong kiến phương Tây coi vương miện, quyền trượng là biểu hiện của vương quyền, ở các nước Á Đông, biểu tượng đó là ấn vàng hay ấn ngọc (kim bảo, ngọc tỷ) và gươm báu. Người được truyền ngôi sẽ được thừa kế ấn báu, nên ấn báu luôn được bảo vệ ở mức nghiêm mật nhất.

Ngoài ấn truyền quốc mang tính biểu tượng, các vị vua cũng có những chiếc ấn trưng quyền lực khác, mỗi loại ấn dùng để đóng vào các loại giấy tờ theo cấp độ khác nhau. Mỗi khi xuất hành đi đâu, nhà vua đi đâu cũng thường mang ấn theo để tiện đóng ấn khi bàn hành chiếu, chỉ, công văn.

Mặc dù vậy, trong những trường hợp giặc dã, có khi vì vội vàng, vua không kịp đem ấn theo. Ở nước ta, cuối năm Nguyên Phong thứ 7 đời vua Trần Thái Tông (1257), giặc Mông Cổ sang xâm lược, “Đại Việt sử ký toàn thư” cho biết: “Vua thân hành thống lĩnh sáu quân đi chống giặc, quan giữ ấn vội vàng giấu ấn báu lên rường điện Đại Minh, chỉ đem ấn nội mật đi theo. Giữa đường, ấn ấy lại mất. Giấy tờ trong quân không có ấn. Vua sai thợ khắc gỗ làm ấn”.

Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất này, do quân giặc tiến sang còn yếu, nên quân ta giành lại thế trận khá nhanh chóng, chỉ từ ngày 12 đến ngày 24 tháng Chạp, đã đuổi được giặc về nước, kinh thành Thăng Long cũng không bị hư hại. Khi xa giá về kinh thành, quan giữ ấn tìm trên rường điện Đại Minh, thấy ấn báu vẫn còn nguyên. Còn chiếc ấn nội mật của nhà vua bị mất, cũng có người tìm được, dâng lên, chắc được vua thưởng lớn.

Vụ mất ấn này còn để lại hậu quả đến 60 năm sau. Đó là chuyện xảy ra đời vua Trần Minh Tông, vào năm 1316. Khi đó, triều Trần cho duyệt lại hộ khẩu, các quan thực thi thấy có những tấm thiếp ghi đất đai của quan, dân ghi niên hiệu Nguyên Phong (thời kỳ 1251-1257) đóng ấn gỗ, cho là giả tạo.

Thượng hoàng Trần Anh Tông nghe tin ấy, mới bảo các quan rằng: “Đó đúng là những tấm thiếp của nhà nước đấy”. Nhân đó, Thượng hoàng ôn chuyện xưa cho các quan hiểu, rồi dụ rằng: “Những người ở trong triều mà không am hiểu điển cũ thì lỡ việc nhiều lắm”.

Đời vua Trần Dụ Tông, chính sử cũng ghi nhà vua bị mất ấn báu khi đi chơi. Đó là vào mùa hè năm 1366, vua Dụ Tông ngự thuyền nhỏ đến chơi nhà Thiếu úy Trần Ngô Lang ở hương Mễ Sở (thuộc huyện Văn Giang, Hưng Yên ngày nay), đến canh ba (nửa đêm) mới về.

Khi tới sông Chử Gia (hay Chử Xá) thì bị cướp mất cả ấn báu, gươm báu. “Toàn thư” viết: “Vua tự biết mình không sống lâu, càng thả sức chơi bời”. Chính sử cũng không cho biết việc ấn báu sau đó được tìm lại, còn vua Trần Dụ Tông, đến cuối tháng 5 năm 1369 thì băng hà. Nhà vua không có con, nên trước khi mất đã xuống chiếu cho đón Trần Nhật Lễ - con thứ của anh trai vua là Cung Túc vương Trần Nguyên Dục – lên ngôi.

Nhưng Nhật Lễ lại vốn là con của một kép hát họ Dương, khi lên làm vua định lấy lại họ Dương, khiến các tôn thất nhà Trần phải dấy quân lật đổ, để đưa hoàng tử Cung Định vương Trần Phủ, con vua Trần Minh Tông, anh Trần Dụ Tông lên ngôi, tức vua Trần Nghệ Tông.

Triều Nguyễn, thời chúa Nguyễn Ánh đang tranh đấu với nhà Tây Sơn, sử nhà Nguyễn cũng chép về chuyện nhận lại ấn báu. Đó là sau khi chúa Nguyễn Phúc Thuần (Duệ Tông) chết, nên vào ngày đầu năm Mậu Tuất (1778), ở Sài Gòn, Đỗ Thành Nhân và các tướng tôn chúa Nguyễn Ánh, khi đó mới 17 tuổi, làm Đại nguyên soái, quyền coi mọi việc quân dân. Để khẳng định “chân mệnh đế vương” của vị chúa, “Đại Nam thực lục” chép rằng: “Có Thủ ngự đạo Quang Hóa là cai đội Lê Chử đem kim sách và quốc bảo của tiên triều đến dâng. Vua khen và thưởng”.

Theo các sử quan triều Nguyễn viết thì khi đánh nhau với quân Tây Sơn, chúa Nguyễn Phúc Thuần đi Ba Giòng, có Ngoại tả Nguyễn Cửu Đàm đem quân đi hộ giá. Chúa sai Lê Chử giữ bốn tờ kim sách, một quả ấn vàng, ba quả ấn đồng đi theo.

Đến sông Tra Giang (ở tỉnh Gia Định) gặp quân Tây Sơn đón đánh, Chử sợ hãi, quăng cả sách và ấn xuống sông. Đến khi thấy chúa Nguyễn Ánh được tôn làm Đại nguyên soái, Chử quay về chỗ cũ mò tìm được ấn, đem dâng.

Sử nhà Nguyễn cũng cho biết về việc vua Gia Long sau khi đánh thắng nhà Tây Sơn của vua Quang Toản, đã thu được ấn báu của triều Tây Sơn, ấn này nặng 260 lạng, đem cất ở nội khố (ấn “Hoàng đế chi bảo” của triều Nguyễn nặng 280 lạng 9 chỉ 2 phân (tương đương 10,7kg)).

Đến năm Gia Long thứ 5 (1806), Cai hợp Đồ gia là Nguyễn Đăng Dược cùng với bọn cai quan ty Thợ bạc là Lê Chiêu Thuật, Lê Sở Hành và thủ hợp Nguyễn Khoa Nguyên tham vàng, đã lấy trộm 260 lạng bạc của kho đúc ấn khác để thay vào. Việc phát giác, bọn Nguyễn Đăng Dược đều bị giết, tịch thu gia sản. Ngọc Văn và Văn Nghĩa biết kẻ làm gian mà không tố cáo bị tội chết. Cai đội ty Thợ bạc là Nguyễn Văn Quý cũng vì thất sát phải tội đồ 10 năm.

Chuyện mất ấn cũng liên quan đến cái chết của một nhân vật nổi tiếng thời các chúa Nguyễn là Nội tán Nguyễn Khoa Đăng. Năm 1725, chúa Nguyễn Phúc Chu qua đời, Nội hữu Chưởng doanh quản lĩnh quân túc vệ là Nguyễn Cửu Thế vốn ghét Nguyễn Khoa Đăng, nên ngầm sai cung nhân giấu ấn vàng truyền quốc của chúa Nguyễn đi, để làm giả di mệnh, mưu việc phế lập rồi cho đòi Khoa Đăng đang đi việc quân ở Quảng Trị về, rồi mai phục giết chết ông ở dọc đường. Nguyễn Khoa Đăng là người có nhiều công đức với dân, trong đó có việc dẹp cướp ở Truông nhà Hồ, nên nhân dân có đặt câu ca để ghi nhớ:

Thương em anh cũng muốn vô

Sợ truông nhà Hồ

sợ phá Tam Giang.

Phá Tam Giang ngày rày đã cạn,

Truông nhà Hồ

nội tán cấm nghiêm.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm