Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
17:14 02/08/2022

Chú ý 3 dấu hiệu chính mắc bệnh đậu mùa khỉ

Theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người của Bộ Y tế ban hành, bệnh đậu mùa khỉ (monkey pox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do vi rút đậu mùa khỉ gây ra.

Tại Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người vừa ban hành của Bộ Y tế cho biết, đậu mùa khỉ (monkey pox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do virus đậu mùa khỉ gây ra.

Ảnh minh họa

Bệnh có nguồn gốc từ châu Phi, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.

Bệnh có các triệu chứng chính là sốt, phát ban dạng phỏng nước và sưng hạch ngoại vi, có thể gây biến chứng nặng dẫn tới tử vong.

Các biện pháp phòng ngừa chung để tránh lây nhiễm đậu mùa khỉ bao gồm:

Tránh tiếp xúc với người/động vật có thể bị bệnh (bao gồm cả động vật bị bệnh hoặc đã chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa ở khỉ).

Tránh tiếp xúc với vật dụng, bề mặt có nguy cơ nhiễm virus đậu mùa khỉ như khăn trải giường, quần áo người bệnh.

Cách ly, điều trị người bệnh tại cơ sở y tế.

Thực hành tốt vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với động vật hoặc người bị nhiễm bệnh là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh đậu khỉ mùa. Ảnh minh họa.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường sau khi tiếp xúc với người/ động vật nghi ngờ nhiễm bệnh.

Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi chăm sóc người bệnh.

Thực hiện đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo các quy định để có biện pháp xử trí phù hợp.

Các dấu hiệu ban đầu cần chú ý

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, mất khoảng 5 - 21 ngày để các dấu hiệu ban đầu xuất hiện.

Các triệu chứng đầu tiên:

Một số triệu chứng là sốt, run, đau đầu, đau lưng, đau cơ, kiệt sức và sưng hạch, theo Times of India.

Ngoài ra, các dấu hiệu trên da cũng có thể xuất hiện. Tuy nhiên, chúng có thể bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng khác như mụn rộp Herpes, giang mai, hoặc u mềm lây (một bệnh viêm da do virus).

 

Bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan ở nhiều quốc gia.

Các dấu hiệu ban đầu khác của bệnh có thể nằm ở những vị trí khó thấy, như bên trong hậu môn. Điều này có thể làm cho bệnh lây lan sang người khác vì người bị bệnh không biết mình mắc bệnh.

Các triệu chứng tiếp theo:

Phát ban đặc trưng thường phát triển khoảng 1 - 5 ngày sau các triệu chứng đầu tiên. Phát ban thường bắt đầu trên mặt, và có thể lan sang các bộ phận khác.

Các nốt phát ban trông giống như những đốm nổi lên thành những mụn nước nhỏ chứa đầy dịch, theo Times of India.

Những mụn nước này cuối cùng sẽ tự rụng đi trong quá trình phục hồi.

Nếu bị phát ban, hãy đi khám ngay. Ngoài ra, nên tự cách ly tại nhà và tránh tiếp xúc với người khác.

Đọc thêm

Xem thêm