Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:29 26/07/2022

WHO kích hoạt mức cảnh báo cao nhất về bệnh dịch đậu mùa khỉ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kích hoạt mức cảnh báo cao nhất đối với sự bùng phát bệnh đậu mùa khỉ. WTO tuyên bố virus dịch đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

WHO coi vụ bùng phát dịch đậu mùa khỉ là mối đe dọa đủ lớn đối với sức khỏe toàn cầu, cần phải có phản ứng quốc tế phối hợp để ngăn chặn virus lây lan xa hơn và có khả năng leo thang thành đại dịch.

Mặc dù tuyên bố không đặt ra yêu cầu đối với các Chính phủ các quốc gia nhưng nó đóng vai trò như một lời kêu gọi hành động khẩn cấp. WHO chỉ đưa ra hướng dẫn và khuyến nghị cho các quốc gia thành viên, ngược lại các nước được yêu cầu báo cáo những sự kiện có nguy cơ đe dọa sức khỏe toàn cầu.

Ống chứa mẫu phẩm xét nghiệm virus gây bệnh đậu mùa khỉ (Ảnh: Reuters)

Tháng trước, Tổ chức Y tế Thế giới đã từ chối tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu để đối phó với bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng do virus dịch đậu mùa khỉ đã gia tăng đáng kể trong vài tuần qua khiến Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phải đưa ra cảnh báo cao nhất.

Trước khi tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu được ban bố, Ủy ban khẩn cấp của WHO đã họp để cân nhắc bằng chứng và đưa ra khuyến nghị với Tổng Giám đốc WHO. Các thành viên của ủy ban đã không thể đạt được đồng thuận về việc liệu bệnh đậu mùa khỉ có phải là trường hợp khẩn cấp hay không. Tuy nhiên, ông Tedros với tư cách là người đứng đầu WHO đã quyết định đưa ra mức cảnh báo cao nhất dựa trên sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh trên khắp thế giới.

Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros nói: “Chúng tôi nhận định đợt bùng phát dịch đã lan nhanh khắp thế giới thông qua các phương thức lây truyền mới mà các chuyên gia y tế hiểu quá ít về chủng loại virus mới này. Vì tất cả những lý do đó, chúng tôi đã quyết định ban bố đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm”.

Trên 16.000 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đã được báo cáo tại hơn 70 quốc gia trong năm nay. Số ca nhiễm được xác nhận đã tăng 77% từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7/2022, theo dữ liệu của WHO. Trong đó, theo nghiên cứu của WHO, nam giới quan hệ tình dục đồng giới hiện có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao nhất.

Năm trường hợp tử vong do virus đã được báo cáo ở Châu Phi trong năm nay; Không có trường hợp tử vong nào được báo cáo bên ngoài Châu Phi cho đến nay.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, hầu hết mọi người sẽ hồi phục sau khi mắc bệnh đậu mùa khỉ trong vòng 2 đến 4 tuần. Virus gây phát ban có thể lan rộng khắp cơ thể. Những người đã nhiễm virus dịch đậu mùa khỉ cho biết phát ban trông giống như mụn nhọt hoặc mụn nước, có thể rất đau.

Đợt bùng phát bệnh dịch đậu mùa khỉ hiện nay là rất bất thường vì nó đang lây lan rộng rãi ở các quốc gia Bắc Mỹ và Châu Âu, nơi thường không tìm thấy virus chủng mới. Trong lịch sử, bệnh dịch đậu mùa khỉ đã lây lan ở mức độ thấp tại các vùng xa xôi của Tây và Trung Phi, nơi các loài gặm nhấm và các động vật khác mang nguồn virus.

Châu Âu hiện là tâm chấn toàn cầu của đợt bùng phát với báo cáo có hơn 80% trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận vào năm 2022. Đến nay, Mỹ đã báo cáo hơn 2.500 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ tại 44 bang.

Các phương pháp điều trị bệnh đậu mùa khỉ đang được phát triển để giải quyết mối đe dọa toàn cầu (Ảnh: QZ)

Ông Tedros cho biết, nguy cơ do bệnh đậu khỉ gây ra là vừa phải trên toàn cầu nhưng mối đe dọa cao ở Châu Âu. Ông nhận định có nguy cơ virus sẽ tiếp tục lây lan khắp thế giới mặc dù nó không có khả năng làm gián đoạn thương mại hoặc du lịch toàn cầu ở thời điểm hiện tại.

Vào đầu tháng 5/2022, Vương quốc Anh đã báo cáo một trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, được cho là trở về từ Nigeria. Vài ngày sau, Vương quốc Anh báo cáo thêm 3 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ ở những người dường như đã bị nhiễm bệnh tại địa phương. Các quốc gia Châu Âu khác, Canada và Mỹ sau đó cũng bắt đầu xác nhận các trường hợp nhiễm bệnh và không rõ nơi bắt đầu bùng phát thực sự.

Lần gần nhất WHO ban hành tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu là tháng 1 năm 2020 để đối phó với sự bùng phát của COVID-19 và hai tháng sau đó tuyên bố đây là một đại dịch. WHO không có quy trình chính thức để tuyên bố đại dịch theo luật tổ chức của mình, có nghĩa là thuật ngữ này được định nghĩa một cách lỏng lẻo. Năm 2020, cơ quan này tuyên bố COVID-19 là một đại dịch trong nỗ lực cảnh báo các Chính phủ không được tự mãn về “mức độ lây lan nghiêm trọng đáng báo động” của virus SARS-CoV-2.

Tháng 5/2022, chuyên gia hàng đầu của WHO về bệnh đậu mùa khỉ, Tiến sĩ Rosamund Lewis đã trả lời báo giới rằng cơ quan y tế Liên hợp quốc không lo ngại về bệnh đậu mùa khỉ có thể gây ra đại dịch toàn cầu. Bà cho biết, các cơ quan y tế công cộng có cơ hội để ngăn chặn sự bùng phát. Ngược lại, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm lo ngại rằng các cơ quan y tế đã không thể ngăn chặn sự bùng phát và bệnh đậu mùa khỉ sẽ bám rễ vĩnh viễn ở những quốc gia trước đây chưa tìm thấy loại virus này, ngoại trừ một số trường hợp cá biệt có liên quan đến du lịch.

Bệnh đậu mùa khỉ không phải do một loại virus mới

Trái ngược với COVID-19, bệnh đậu mùa khỉ không phải do một loại virus mới. Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện bệnh đậu mùa ở khỉ vào năm 1958 trên những con khỉ bị nuôi nhốt dùng để nghiên cứu ở Đan Mạch. Sau đó, các chuyên gia y tế xác nhận trường hợp đầu tiên ở người bị nhiễm virus bệnh đậu mùa khỉ vào năm 1970 tại quốc gia Zaire, nay là Cộng hòa Dân chủ Congo.

Virus gây bệnh đậu mùa khỉ cùng họ với bệnh đậu mùa, mặc dù nó gây bệnh nhẹ hơn. WHO và các cơ quan y tế quốc gia đã có kinh nghiệm nhiều thập kỷ chống lại bệnh đậu mùa, bệnh được tuyên bố là đã diệt trừ vào năm 1980. Cuộc chiến chống lại bệnh đậu mùa thành công và các kinh nghiệm cũng như phương pháp được phát triển để chống lại bệnh này sẽ cung cấp cho các chuyên gia y tế những kiến ​​thức quan trọng để chống lại bệnh đậu mùa khỉ.

 

Đọc thêm

Xem thêm