Thị trường hàng hóa
Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cấp dưới cần hoàn toàn tôn trọng cấp trên, duy trì uy quyền của cấp trên về mọi mặt và hỗ trợ tốt cho sếp của mình. Điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong văn hoá cư xử với cấp trên chính là tôn trọng. Chỉ khi bạn tôn trọng người khác, thể hiện sự thiện chí, bạn mới có thể xây dựng nên những mối quan hệ tốt đẹp.
Tuy nhiên, đừng vì muốn giữ chắc ghế của mình hay thăng chức thật nhanh mà trở thành kẻ xu nịnh, gió chiều nào xoay theo chiều đó. Sếp của bạn đủ tỉnh táo để nhận ra đâu là người có năng lực và thực sự cần thiết cho công ty.
Nguyên tắc thứ 2 mà bạn cần ghi nhớ khi làm việc trong môi trường công sở chính là kiềm chế cảm xúc, đặc biệt với cấp trên của mình. Hành động như phải ứng thái quá, giận dữ bốc đồng... tất cả điều đó sẽ làm xấu đi mối quan hệ của bạn với sếp.
Với trường hợp sếp giao phó thêm việc cho bạn mà trong khi công việc đó không phải là của mình bạn nên cố gắng kiềm chế, không nên tỏ thái đọ bất đồng. Đợi tới khi bạn lấy lại được bình tĩnh thì hãy trình bày mọi việc cụ thể, phân tích với sếp của mình bạn cũng nên chú ý đến cường độ và ngữ điệu giọng nói của mình.
Hãy thường xuyên giao tiếp với sếp của mình thông qua công việc, từ đó đôi bên sẽ hiểu nhau hơn, phần nào cũng có thể cho cấp trên của bạn biết mình là người có trách nhiệm trong công việc. Từ đó tạo dựng niềm tin về khả năng xử lý công việc của mình với sếp.
Lưu ý khi giao tiếp với cấp trên bạn nên xưng hô một cách lịch sự thể hiện rằng mình tôn trọng cấp trên. Trình bày quan điểm của bạn một cách rõ ràng, rành mạch kết hợp với ngôn ngữ cơ thể để cho sếp hiểu được mình đang rất nghiêm túc vấn đề đang trình bày.
Dù bạn là ai, làm việc trong môi trường nào, bạn cũng có thể phải đối mặt với những lời chỉ trích. Những lời này thường không mấy dễ dàng để nghe nhưng người khôn ngoan sẽ biết biến những lời chỉ trích thành nguồn sức mạnh cải thiện bản thân mình.
Nếu người chỉ trích bạn là cấp trên, đừng thể hiện sự không hài lòng của mình ngay trên khuôn mặt. Hãy gửi thông điệp đến đối phương rằng bạn đã hiểu được vấn đề và mạnh dạn đưa ra câu hỏi nếu bạn chưa hiểu mình sai ở đâu. Tất nhiên, việc đặt câu hỏi cũng cần với sự khéo léo, thái độ phù hợp. Làm được điều này, bạn đang thể hiện mình là người chuyên nghiệp, mong muốn cải thiện bản thân mình và hoàn thành tốt hơn trong nhiệm vụ tiếp theo.
Chủ động trong công việc, dám nói lên ý kiến và trình bày quan điểm của bản thân mình. Đừng chỉ ngồi một chỗ và nói rằng ai đó không hỏi đến bạn. Nhớ rằng người chủ động sẽ tạo ra cơ hội cho mình, không chỉ ngồi chờ cơ hội đến.
Tất nhiên, sự chủ động, mạnh dạn và có trách nhiệm của cấp dưới phải giúp duy trì quyền lực của cấp trên và duy trì sự đoàn kết trong nhóm. Đừng lấy chủ động làm cái cớ để vượt quyền của mình, qua mặt cấp trên.
Trong tất cả các kỹ năng giao tiếp với cấp trên, việc chủ động trong công việc, mối quan hệ là quan trọng nhất. Trong tất cả các công việc được giao bạn nên chủ động hoàn thành công việc để phát huy năng lưc của mình.
Ngoài việc chủ động trong công việc để phát huy năng lực cá nhân bạn cũng nên chủ động trong các mối quan hệ đồng nghiệp trong môi trường công sở.
Tạo dựng mối quan hệ bình đẳng giữa cấp trên với mình là một điều không hề dễ. Bạn đừng sếp là ông chủ và bạn là người làm thuê hãy coi như cùng đồng hành phát triển vì một mục tiêu chung. Hãy cố gắng là một cánh tay đắc lực của sếp đồng thời là người bạn của sếp bạn sẽ có cơ hội được học tập phát triển bản thân hơn nữa.
Hãy mạnh dạn, có trách nhiệm và sáng tạo trong công việc của mình. Khi gặp khó khăn, đừng ngại yêu cầu những sự trợ giúp. Tuy nhiên, bạn vẫn phải là người chủ chốt trong giải quyết việc đó, đề nghị giúp đỡ chứ không phải dựa dẫm hoặc sinh tâm lý chờ đợi.
Khi nói chuyện với mọi người, ngôn ngữ cơ thể của một người có thể truyền tải 50% thông tin. Nếu tự tin vào các kế hoạch và đề xuất của mình, người đó sẽ không quan trọng rằng trước mặt mình là ai. Ngược lại, nếu thiếu tự tin với đề xuất của mình, người đó sẽ không thể nào thực hiện bài thuyết trình tốt. Nụ cười và phong thái tự tin của bạn sẽ nhanh chóng ghi điểm với bất kỳ người lãnh đạo nào.
"Tôi sẽ giải quyết ngay", chỉ một câu trả lời ngắn gọn và đầy bình tĩnh như vậy sẽ giúp bạn gửi đến cấp trên của mình thông điệp về sự chuyên nghiệp và hiệu quả. Đừng mang thái độ không tốt, ý kiến này kia khi vừa nhận nhiệm vụ và chưa thực sự tìm hiểu. Điều đó chỉ khiến bạn trông như đang muốn chọc tức sếp mà thôi.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm