Thị trường hàng hóa
Trong tất cả các chế độ xã hội hiện đại, mọi người đều bình đẳng về quyền và trách nhiệm trước pháp luật. Trên lĩnh vực kinh tế đó là sự bình đẳng về quyền và trách nhiệm của khách hàng-người sử dụng các dịch vụ (xin gọi là khách hàng) với người sản xuất, người phục vụ (xin gọi là người phục vụ). Tuy nhiên giữa các quốc gia vẫn có sự khác biệt trong các lĩnh vực trên do nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố chính trị lịch sử và văn hóa.
Trong chế độ xã hội ta, từ khi xây dựng và thực hiện chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa theo mô hình Xô Viết cho đến trước thời kỳ đổi mới, Đại hội VI (năm 1986) trở về trước, quan niệm về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta chịu ảnh hưởng của mô hình Xô Viết. Đây cũng là tình hình chung ở tất cả các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa khi đó. Trong mô hình này, nhận thức về quyền, trách nhiệm của khách hàng và người phục vụ đã có những tập quán mới (xét về văn hóa). Còn nhớ trong xã hội ta đã có thời kỳ thực hiện chế độ bao cấp, trong đó có lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu (như vải) đều được phân phối theo định lượng đối với tất cả các đối tượng. Khi đó sổ gạo và tem phiếu (mua thực phẩm, từ chai nước mắm đến gói mì chính) đều được phân bổ đến tất cả mọi người. Những cô gái làm công tác bán gạo, mì, thịt, cá trở thành “đẹp nhất” trong con mắt các chàng trai. Còn nhớ nỗi buồn lớn nhất của một người thời kỳ đó là “mất sổ gạo”. Thành ngữ thời kỳ này cho đến nay vẫn còn đó- câu: “mặt buồn như mất sổ gạo”. Từ Đại hội VI, 1986 với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” cho đến Đại hội IX và Cương lĩnh năm 1991, Đảng ta đã xác định xã hội xã hội chủ nghĩa nước ta gồm 6 đặc trưng:
1-Do nhân dân lao động làm chủ.
2-Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
3-Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
4-Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.
5-Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
6-Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”.
Trên phương diện kinh tế, mối quan hệ giữa khách hàng với nhà sản xuất đã có những điều chỉnh nhất định. Xét về thực chất, có thể nói khái niệm “khách hàng là thượng đế” đã ra đời từ mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên quyền của nhà sản xuất không vì vậy mà giảm nhẹ. Nhà sản xuất cũng có quyền lựa chọn sản xuất cái gì, mẫu mã, phương thức sản xuất như thế nào. Do đó Nhà sản xuất tạo ra cái khung (hàng hóa) để các “thượng đế” lựa chọn!
Ngồn gốc châm ngôn: “Khách hàng là Thượng đế” xuất phát từ Nhật Bản.Theo quan niệm tín ngưỡng cổ Trung Hoa-Thượng đế là thuật từ dùng để chỉ “Vị vua trên cao” hay “Thần linh tối cao”. Còn châm ngôn “khách hàng là thượng đế”
Xuất phát từ quan điểm của người Nhật. Tiếng Nhật là “okyakusama wa kamisama desu” (Với nghĩa là khách hàng nào cũng là vị khách danh dự, cần thể hiện sự tôn trọng đặc biệt). Điều này có nghĩa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ Nhật thường rất chú ý đến sự hài lòng khách hàng. Còn người cung cấp hàng hóa dịch vụ được xem là “Bề tôi”…
Trong xã hội ta ngày nay, khách hàng và người phục vụ không chỉ bình đẳng về mặt pháp luật mà còn đòi hỏi phải có cách ứng xử có văn hóa. ..Cuộc sống cho thấy không ít trường hợp khi khách hàng mặc cả ..bỏ đi thì bị tiểu thương “ném” theo những câu rất khó nghe. Còn nếu khách hàng không “kìm lòng” được, đáp trả thì họ sẵn sàng văng tục, khi khách hàng trả rẻ hơn giá “niêm yết” thì họ vẫn bán nhưng lại cân thiếu, Còn về phần các “thượng đế” thì: “đi chợ vừa sợ vừa run” bởi những tiểu thương “đầu gấu” sẵn sàng văng tục; Như vậy là ở đây, cách hành xử văn hóa phải đến từ cả hai phía- của kẻ mua và người bán. Nói cách khác cả “Thượng đế” và “Bề tôi” tất cả đều phải ứng xử với nhau một cách có văn hóa.
Còn nhớ thời kỳ Việt Nam chống chọi với đại dịch Covid quân đội và cả người dân đã thực hiện sáng kiến “đi chợ hộ”… Hàng hóa mua về được treo bên ngoài cửa cùng với hóa đơn mua hàng, có khi là miễn phí hoàn toàn. Ở nhiều nơi doanh nghiệp đã tổ chức “Cây ATM gạo miễn phí” (Số lượng gạo được xác định cụ thể…) người dân xung quanh tự giám sát lẫn nhau. Đây có thể là những ví dụ về Văn hóa đặc biệt của người Việt Nam trong những hoàn cảnh đặc biệt.
Ngày nay trong môi trường internet, mạng xã hội người dân còn có thêm cả nhu cầu hàng hóa dịch vụ điện tử-internet, mạng xã hội. Nhu cầu này đáp ứng cho việc sử dụng điện thoại di động, dịch vụ truyền hình… Những nhu cầu này đòi hỏi người mua và người bán phải có trình độ cao hơn về hiểu biết khoa học và ứng xử có văn hóa trên lĩnh vực này. Người sử dụng dịch vụ có quyền lựa chọn nhà cung cấp đường truyền…Ngược lại nhà cung cấp phải biết nhu cầu của khách hàng là những gì. Khi thiết bị hỏng hóc, không làm việc thì xử lý như như thế nào? Gọi cho ai…Hồ sơ- Hợp đồng do đó khách hàng cần phải lưu để tra cứu, khi cần…
Nhân đây, Bắc Hà xin được cung cấp một thông tin về nhận xét của một khách quốc tế đến du lịch ở Việt Nam. Khi trả lời câu hỏi: “Ông có hài trong kỳ nghỉ ở Việt Nam không?”. Ông ta trả lời rằng: Tôi đã đi nhiều nơi… “Không đâu dẹp như Thụy Sỹ, không đâu rẻ như Trung Quốc, không đâu ngon và mến khách như Việt Nam”… “Với người Việt Nam, khi gặp nhau dù quen hay không đều chào nhau với cái mỉm cười thân thiện…”; “Nếu hỏi đường họ không chỉ nói phải rẽ phải, rẽ trái… như thế nào mà còn dẫn đến tận nơi khi có thể…”. “Vậy điều gì ông không ưa nhất ở Việt Nam (tôi hỏi tiếp), Trả lời: “Đó là khi qua đường. Với tôi, chỉ đến khi sang đến bên kia đường tôi mới biết mình còn sống” (cười).
Tôi hoan nghênh Báo Công Thương đã sớm đáp ứng nhu cầu của cả hai bên- Kẻ mua, người bán. Tuy là bên thứ ba, không phải là trọng tài, nhưng với việc cung cấp đầy đủ thông tin và những bình luận nhất định Báo Công Thương đã góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa ứng xử trên lĩnh vực kinh tế ở nước ta./.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm