Thị trường hàng hóa
Son Masayoshi sinh ra và lớn lên tại Tosu trong một gia đình nghèo Hàn Quốc di cư bất hợp pháp đến Nhật Bản. Ông có một tuổi thơ khó khăn và cơ cực, thường xuyên phải phụ giúp các công việc chăn nuôi của gia đình.
Năm 1960, những cuộc tấn công phân biệt chủng tộc xảy ra khắp nơi ở Nhật Bản. Những cư dân gốc Hàn Quốc bị tấn công và phải sống trong khủng hoảng. Bỏ qua nỗi sợ hãi, ông Masayoshi Son đã luôn khẳng định mình là người Nhật gốc Hàn. Ông đã luôn cố gắng giữ quốc tịch Hàn Quốc và nỗ lực học tập. Lúc còn nhỏ, ông đã lấy họ tiếng Nhật là Yasumoto.
Quản lý nhà hàng Mc Donald’s ở Nhật Bản là Den Fujita khuyên ông nên đi du học sang Mỹ. Năm ông 16 tuổi, ông Masayoshi Son chính thức đến California, Hoa Kỳ. Sau vài tuần ôn tập, ông đã hoàn tất cả các kỳ thi bắt buộc của trường trung học Serramonte. Sau đó, ông thi đậu vào trường đại học University of California, Berkeley. Khi còn sinh viên, ông đã tiên đoán trước ngành công nghệ thông tin sẽ tạo nên cuộc cách mạng kinh tế.
Sau đó, ông đã bắt đầu kinh doanh bằng các máy trò chơi điện tử cũ từ Nhật Bản và thu được đến 1,5 triệu USD.
Ngoài ra, ông còn nhận sự trợ giúp từ các giáo sư trường đại học để chế tạo thành công chiếc máy biên dịch ngôn ngữ tiếng Nhật sang tiếng Anh và tiếng Đức. Công nghệ chế tạo cỗ máy này được Son bán lại cho Sharp Corpotion và thu về 1,7 triệu USD.
Đến năm 1980, ông Masayoshi Son tốt nghiệp University of California, Berkeley với tấm bằng cử nhân kinh tế và khoa học máy tính. Sự thành công và khả năng hiếu học của ông Masayoshi Son đã trở thành tấm gương cho sinh viên và thanh thiếu niên Hàn Quốc.
Sau khi tốt nghiệp, ông Masayoshi Son quay trở về Nhật Bản và bắt đầu sự nghiệp. Tháng 9 năm 1981, ông thành lập Softbank Corp Nhật Bản chuyên phân phối sản phẩm phần mềm. Đến tháng 5 năm 1982, Softbank cho ra mắt tạp chí Oh!PC và Oh!Mz tại Nhật Bản. Cả 2 tạp chí này tập trung vào đối tượng độc giả là kỹ sư và nhà sản xuất. Đến năm 1994, Oh! PC đạt được số lượng phát hành kỷ lục lên đến 140.000 bản. Sau đó, chúng đã phát triển trở thành tạp chí máy tính và công nghệ lớn nhất Nhật Bản.
Trong năm 1994, SoftBank Corp Nhật Bản được đổi tên thành SoftBank Corp (tiền thân của SoftBank Corp Group) với tham vọng trở thành doanh nghiệp toàn cầu. Vào tháng 3 năm 1994, SoftBank Holdings Inc được thành lập tại Mỹ với tham vọng đầu tư vào các doanh nghiệp liên quan đến internet và công nghệ. Đến tháng 7 năm 1994, SoftBank chính thức chào bán cổ phiếu trên sàn OTC và được định giá 3 tỷ USD. Từ năm 1995 đến nay, SoftBank đã thực hiện nhiều thương vụ đầu tư đình đám như Alibaba, Yahoo Nhật Bản, Sprint Corporation, Betfair, WeWork,…
Dưới thời ông Masayoshi Son, Softbank liên tục mở rộng quy mô, tăng trưởng về quy mô, lợi nhuận. Ông Masayoshi Son nổi tiếng với phong cách đầu tư táo bạo, mạo hiểm với giá trị lớn. Nhiều khoản đầu tư, mua lại của SoftBank mang lại khoản thu hàng tỷ USD. Tuy nhiên, ông Masayoshi Son không ít lần gây ra những khoản thua lỗ không nhỏ. Thế nhưng, ông có công lao to lớn khi biến Softbank phát triển trở thành doanh nghiệp hàng đầu thế giới.
Từ khi thành lập tới nay, SoftBank đã đầu tư vào nhiều dự án khởi nghiệp giá trị cao trên khắp thế giới bao gồm hãng tài chính cá nhân SoFi, các đối thủ của Uber gồm Osla tại Ấn Độ, Grab tại Đông Nam Á và Didi Chuxing tại Trung Quốc.
Mới đây nhất là khoản đầu tư 5 tỷ USD vào Didi của Trung Quốc, giúp nâng giá trị của ứng dụng gọi xe này lên 50 tỷ USD và 500 triệu USD cho start-up thực tế ảo của Anh Improbable.
Từ những ngày đầu sơ khai, Son đã là một trong những nhà đầu tư sớm nhất của Yahoo - quyết định mang lại cho ông tài sản kếch sù sau này.
Năm 2000, ông Masayoshi Son bỏ ra 20 triệu USD đặt cược vào Alibaba - lúc đó chỉ là một cổng điện tử nhỏ kết nối các nhà sản xuất Trung Quốc với người mua ở nước ngoài. Hiện Alibaba lột xác thành công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, khiến khoản đầu tư ban đầu của Son tăng gấp hàng nghìn lần.
Năm 1999, Softbank kết hợp với Yahoo của Mỹ sáng lập nên Yahoo! Japan Corporation. Trong hàng thập kỷ, Yahoo! Japan Corporation thống trị các dịch vụ internet tại Nhật Bản. Năm 2013, SoftBank đạt được thỏa thuận mua lại Sprint Corporation với giá trị lên đến 22,2 tỷ USD. Năm 2013, Softbank thực hiện thương vụ mua lại 51% cổ phần SuperCell với giá 2,1 tỷ USD. Đến năm 2015, Softbank tiếp tục mua thêm 22,7% cổ phần của SuperCell. Đến năm 2016, SoftBank bán toàn bộ cổ phần SuperCell cho tập đoàn Tencent thu về 7,1 tỷ USD. Ngoài ra, SoftBank còn thực hiện nhiều thương vụ đầu tư hoặc mua lại như WeWork, Coupang, GungHo Online Entertainment, Fortress Investment Group,…
Đầu những năm 2000, Son Masayoshi đứng trên bờ vực phá sản khi bị mất đến 70 tỷ USD vì sự kiện bong bóng Dot-com. Tuy nhiên, sau đó ông đã lấy lại vị thế của mình khi cổ phiếu lên giá trở lại. Ông tiếp tục tham gia vào lĩnh vực viễn thông, Internet và đưa SoftBank trở thành 1 trong những công ty viễn thông lớn nhất Nhật Bản.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm