Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:00 21/11/2023

Thị trường nông sản hữu cơ gặp nhiều thách thức

DNVN - Theo TS Nguyễn Hồng Hạnh - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, thị trường nông sản hữu cơ gặp nhiều thách thức. Người tiêu dùng khó truy xuất nguồn gốc sản phẩm, quy mô nhà sản xuất nhỏ lẻ và các nhà phân phối, bán lẻ không có tính ổn định về nguồn hàng.

Chia sẻ tại tọa đàm “Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp và xử lý môi trường”, sáng ngày 17/11, TS Nguyễn Hồng Hạnh - Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, nếu tuân thủ theo khái niệm thì sản xuất hữu cơ phải đạt được “5 không”. Đó là không phân bón hóa học; không chất kích thích tăng trưởng; không hóa chất bảo vệ thực vật; không chất diệt cỏ; không sinh vật biến đổi gen.

Nếu như giá trị tổng thị trường thực phẩm hữu cơ ở 2 thành phố lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh năm 2016 là khoảng 33 tỷ đồng thì dự báo đến năm 2025, con số này sẽ lên tới 400 tỷ đồng. Báo cáo xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ năm 2017 của AC Nielsen chỉ ra rằng, có đến 86% người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên lựa chọn sản phẩm hữu cơ cho những bữa ăn hàng ngày bởi tính an toàn, giàu dinh dưỡng và hương vị thơm ngon.

Các công ty thực phẩm - đồ uống đã thay đổi quy cách và trọng lượng hàng hóa đóng gói sản phẩm nhỏ, sử dụng phù hợp với nhu cầu của cá nhân và dễ dàng mang theo sử dụng trên đường đi. Các công ty cũng hướng tới cung cấp các bữa ăn tươi (ready meals) không chỉ là những sản phẩm đóng gói/ ăn liền khô, mà còn là những sản phẩm tươi, ngon, bổ dưỡng, an toàn và tiện lợi.

Chia sẻ tại tọa đàm “Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp và xử lý môi trường”, sáng ngày 17/11, TS Nguyễn Hồng Hạnh - Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, nếu tuân thủ theo khái niệm thì sản xuất hữu cơ phải đạt được “5 không”. Đó là không phân bón hóa học; không chất kích thích tăng trưởng; không hóa chất bảo vệ thực vật; không chất diệt cỏ; không sinh vật biến đổi gen.

Nếu như giá trị tổng thị trường thực phẩm hữu cơ ở 2 thành phố lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh năm 2016 là khoảng 33 tỷ đồng thì dự báo đến năm 2025, con số này sẽ lên tới 400 tỷ đồng. Báo cáo xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ năm 2017 của AC Nielsen chỉ ra rằng, có đến 86% người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên lựa chọn sản phẩm hữu cơ cho những bữa ăn hàng ngày bởi tính an toàn, giàu dinh dưỡng và hương vị thơm ngon.

Các công ty thực phẩm - đồ uống đã thay đổi quy cách và trọng lượng hàng hóa đóng gói sản phẩm nhỏ, sử dụng phù hợp với nhu cầu của cá nhân và dễ dàng mang theo sử dụng trên đường đi. Các công ty cũng hướng tới cung cấp các bữa ăn tươi (ready meals) không chỉ là những sản phẩm đóng gói/ ăn liền khô, mà còn là những sản phẩm tươi, ngon, bổ dưỡng, an toàn và tiện lợi.

 

  • Sản phẩm hữu cơ trưng bày trong khuôn khổtọa đàm “Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp và xử lý môi trường”. Ảnh: Hà Anh.

         Thực phẩm và đồ uống là 2 trong 10 sản phẩm được giao dịch trên mạng nhiều nhất. Giới trẻ Việt Nam thích trải nghiệm và sẵn sàng chi trả để được thưởng thức các loại thực phẩm - đồ uống ngon và lạ, đặt hàng thông qua các ứng dụng cho phép tìm kiếm địa điểm ăn uống, giao đồ ăn và đặt bàn...

Đánh giá về xu thế ăn uống “thông minh”, bà Hạnh cho rằng, có nhiều thành phần nhạy cảm mà người tiêu dùng Việt muốn tránh. Đó là chất bảo quản nhân tạo (70%), màu sắc nhân tạo (68%) và hương vị nhân tạo (65%) đứng đầu danh sách các thành phần.

Khoảng 70% người tiêu dùng chú ý tới các thành phần trong thực phẩm, thức uống và họ muốn biết tất cả mọi thứ tạo nên thực phẩm đó. 79% người Việt chủ động lựa chọn chế độ ăn uống để giúp ngăn ngừa tình trạng sức khỏe như béo phì, tiểu đường, cholesterol cao hoặc tăng huyết áp.

“Nhu cầu được sống khỏe mạnh là rất lớn đối với đa số người tiêu dùng. Điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống. Các nhà bán lẻ và nhà sản xuất cần phải xác định phân khúc tiềm năng cao của mình và động lực của sự gắn kết với những người tiêu dùng tiềm năng và sau đó tạo ra các thông điệp và sản phẩm của mình cho phù hợp", bà Hạnh lưu ý.

Cũng theo bà Hạnh, thị trường nông sản hữu cơ gặp nhiều thách thức. Người tiêu dùng khó truy xuất nguồn gốc sản phẩm, quy mô nhà sản xuất nhỏ lẻ và các nhà phân phối, bán lẻ không có tính ổn định về nguồn hàng.

Cụ thể, người tiêu dùng khó có thể truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm, khó tìm hiểu quy trình sản xuất, tiêu chuẩn sản xuất. Họ không kiểm soát được các khâu chế biến hậu thu hoạch; thiếu thông tin về bảo quản, bảo quản và vận chuyển.

Nhà sản xuất có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, không nắm được công nghệ sản xuất. Không chủ động được truyền thông thị trường; thiếu liên kết thông tin với nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Đặc biệt là yếu trong năng lực cạnh tranh thị trường (về mẫu mã, bao bì; ít được tiếp cận các chương trình nâng cao năng lực; phụ thuộc vào thương lái/ doanh nghiệp bao tiêu).

Đặc biệt, theo bà Hạnh, các nhà phân phối, bán lẻ không có tính ổn định về nguồn hàng; rủi ro về bảo đảm chất lượng do nhà sản xuất dễ phá vỡ hợp đồng. Họ phải chịu chi phí truyền thông, xây dựng hệ thống, lưu kho, vận chuyển, bảo quản… dẫn đến khó khăn trong việc xây dựng niềm tin đối với người tiêu dùng.

Sản phẩm hữu cơ trưng bày trong khuôn khổtọa đàm “Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp và xử lý môi trường”. Ảnh: Hà Anh.

         Thực phẩm và đồ uống là 2 trong 10 sản phẩm được giao dịch trên mạng nhiều nhất. Giới trẻ Việt Nam thích trải nghiệm và sẵn sàng chi trả để được thưởng thức các loại thực phẩm - đồ uống ngon và lạ, đặt hàng thông qua các ứng dụng cho phép tìm kiếm địa điểm ăn uống, giao đồ ăn và đặt bàn...

Đánh giá về xu thế ăn uống “thông minh”, bà Hạnh cho rằng, có nhiều thành phần nhạy cảm mà người tiêu dùng Việt muốn tránh. Đó là chất bảo quản nhân tạo (70%), màu sắc nhân tạo (68%) và hương vị nhân tạo (65%) đứng đầu danh sách các thành phần.

Khoảng 70% người tiêu dùng chú ý tới các thành phần trong thực phẩm, thức uống và họ muốn biết tất cả mọi thứ tạo nên thực phẩm đó. 79% người Việt chủ động lựa chọn chế độ ăn uống để giúp ngăn ngừa tình trạng sức khỏe như béo phì, tiểu đường, cholesterol cao hoặc tăng huyết áp.

“Nhu cầu được sống khỏe mạnh là rất lớn đối với đa số người tiêu dùng. Điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống. Các nhà bán lẻ và nhà sản xuất cần phải xác định phân khúc tiềm năng cao của mình và động lực của sự gắn kết với những người tiêu dùng tiềm năng và sau đó tạo ra các thông điệp và sản phẩm của mình cho phù hợp", bà Hạnh lưu ý.

Cũng theo bà Hạnh, thị trường nông sản hữu cơ gặp nhiều thách thức. Người tiêu dùng khó truy xuất nguồn gốc sản phẩm, quy mô nhà sản xuất nhỏ lẻ và các nhà phân phối, bán lẻ không có tính ổn định về nguồn hàng.

Cụ thể, người tiêu dùng khó có thể truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm, khó tìm hiểu quy trình sản xuất, tiêu chuẩn sản xuất. Họ không kiểm soát được các khâu chế biến hậu thu hoạch; thiếu thông tin về bảo quản, bảo quản và vận chuyển.

Nhà sản xuất có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, không nắm được công nghệ sản xuất. Không chủ động được truyền thông thị trường; thiếu liên kết thông tin với nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Đặc biệt là yếu trong năng lực cạnh tranh thị trường (về mẫu mã, bao bì; ít được tiếp cận các chương trình nâng cao năng lực; phụ thuộc vào thương lái/ doanh nghiệp bao tiêu).

Đặc biệt, theo bà Hạnh, các nhà phân phối, bán lẻ không có tính ổn định về nguồn hàng; rủi ro về bảo đảm chất lượng do nhà sản xuất dễ phá vỡ hợp đồng. Họ phải chịu chi phí truyền thông, xây dựng hệ thống, lưu kho, vận chuyển, bảo quản… dẫn đến khó khăn trong việc xây dựng niềm tin đối với người tiêu dùng.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm