Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:06 27/10/2022

Thành công từ phát triển vùng nguyên liệu, chế biến hồi hữu cơ

Cây hồi từ lâu đã được coi là “báu vật” đem lại hiệu quả kinh tế cao và có ý nghĩa quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo của người dân tỉnh Lạng Sơn. Do đó, những năm gần đây, người dân địa phương đang chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu hồi hữu cơ, phát triển cây hồi theo hướng bền vững.

Tiềm năng phát triển cây hồi

Cây hồi phân bố trong một vùng sinh thái hẹp của thế giới, chỉ Việt Nam và Trung Quốc là 2 nước may mắn sở hữu cây hồi. Diện tích trồng hồi ở Việt Nam hiện vào khoảng hơn 40.000 ha. Trong đó, Lạng Sơn được xem như “thủ phủ” cây hồi với trên diện tích trên 33.000 ha, chiếm khoảng 70% so với diện tích hồi của cả nước và nổi tiếng với tên gọi “Hồi xứ Lạng”. 

Hồi là cây có giá trị sử dụng cao được dùng làm hương liệu, nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, y dược… Đặc biệt, hoa hồi có giá trị xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài, bởi loại cây này có 40 năm tuổi vẫn cho thu hoạch quả, lá và vỏ để thể tinh luyện dầu; mỗi năm cho thu hoạch hai vụ, vào tháng 6 và tháng 10. 

Hoa hồi - sản vật đặc trưng của tỉnh Lạng Sơn

Tuy lợi ích từ cây hồi là vậy, nhưng việc trồng hồi tại Lạng Sơn từ nhiều năm trước vẫn theo phương pháp quảng canh, người trồng không chăm bón mà để cây phát triển tự nhiên nên cây hồi chỉ khai thác khoảng hơn 10 năm là đã bắt đầu thoái hóa, già cỗi. Do vậy, năng suất và chất lượng sản phẩm hồi không cao, không ổn định. 

Thời điểm trước năm 2010, hoa hồi xứ Lạng vẫn chưa có thương hiệu riêng, nên giá cả bấp bênh gây khó khăn cho người trồng hồi vì không có thị trường tiêu thụ ổn định. Có thời kỳ hồi khô có giá trên 100 ngàn đồng/kg; nhưng cũng có thời điểm, giá hồi giảm hẳn xuống 14.000 – 17.000đồng/kg hồi khô, còn hồi tươi không vượt quá 5.000đồng/kg. 

Khi đó, người dân không biết bán cho ai cũng không thể trở về tay trắng, nhiều người chấp nhận bán với giá không như ý. Mang trong mình sứ mệnh quảng bá sản vật địa phương và đồng hành cùng bà con dân tộc tăng thu nhập, nâng cao đời sống từ các sản phẩm hồi, năm 2011, bà Phạm Thị Giang thành lập Công ty TNHH Chế biến và Xuất khẩu Nông Lâm sản Lạng Sơn (Công ty Aforex).  

Xây dựng vùng trồng hồi hữu cơ

Từ khi thành lập đến nay, Aforex luôn khẳng định vị thế là công ty tiên phong của tỉnh thu mua hồi tận gốc, chọn lọc, phân loại với dây chuyền sản xuất công nghệ cao, tạo ra sản phẩm hoa hồi cánh và tinh dầu hồi đạt tiêu chuẩn hồi hữu cơ xuất khẩu. Hiện, Aforex là doanh nghiệp nổi bật của tỉnh, được chính quyền trao niềm tin và tạo điều kiện giao quản lý hơn 700 ha rừng hồi cũng như cho phép sử dụng nhãn hiệu “Hoa hồi Lạng Sơn” độc quyền của địa phương.  

Là người có 30 năm gắn bó với loài hoa tám cánh, bà Giang ý thức được trong chuỗi giá trị sản phẩm, điều quan trọng nhất chính là vùng nguyên liệu phải sạch từ gốc. Đó là chìa khoá để sản phẩm có thể xuất khẩu sang những quốc gia có yêu cầu tiêu chuẩn cao, thúc đẩy hiệu quả kinh tế và bớt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. 

Bà Phạm Thị Giang, Giám đốc Công ty TNHH Chế biến và Xuất khẩu Nông Lâm sản Lạng Sơn 

Bước đầu, để xây dựng vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn hữu cơ, công ty đã vận động, định hướng bà con nông dân thành lập hợp tác xã, ký hợp đồng cam kết bao tiêu toàn bộ sản lượng để họ không vướng nỗi lo bị tồn hàng hay chịu cảnh được mùa - mất giá. Công ty cũng cử người hướng dẫn các hộ về việc trồng, chăm sóc, thu hoạch hồi đảm bảo theo tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế.

Với sản lượng nguyên liệu hồi hữu cơ, công ty đảm bảo thu mua theo giá thị trường tại thời điểm thu mua, đồng thời thưởng thêm cho bà con nông dân có sản lượng tốt, đạt tiêu chuẩn. Đơn vị cũng tích cực phối hợp với các xã, huyện, vùng trồng hồi trên địa bàn tỉnh để phổ biến, tuyên truyền về chuỗi sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế. 

Nhờ đó, sản lượng và giá bán hồi liên tục tăng, mẫu mã đẹp, đầu ra được cải thiện rõ rệt. Không chỉ được phân phối rộng rãi trong nước mà các sản phẩm hồi được tập huấn chăm sóc theo tiêu chuẩn hữu cơ đã xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Châu Âu, các nước Trung đông, Nhật Bản... 

Khi nhà nước ưu đãi giao rừng, Aforex với bà con nông dân cùng trồng và thu hoạch hồi theo tiêu chuẩn Organic của Nhật. Hàng nghìn cây hồi được theo dõi, đánh số, gắn biển trồng và chăm sóc theo những quy định bắt buộc, bao gồm việc không dùng phân hóa học, không phun thuốc, ủ hồi bằng hơi nước không dùng than củi, không sấy bằng lò củi… 

Những tiêu chuẩn nghiêm ngặt này sẽ giúp hoa hồi có chất lượng cao hơn, sản phẩm ra vàng đều đẹp hơn, không nhiễm chất bảo quản hoặc chất độc hại. Nhờ đó, Aforex trở thành công ty đầu tiên tại Việt Nam đã được nhận Giấy chứng nhận hữu cơ JAS cho sản phẩm hoa hồi (Japanese Agricultural Standards - Tiêu chuẩn hữu cơ nông nghiệp Nhật Bản).

Dấu JAS trên sản phẩm là minh chứng cho việc các sản phẩm của Aforex đã vượt qua kiểm tra gắt gao của cơ quan có thẩm quyền và đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng trước khi được tung ra thị trường. Dấu chứng nhận JAS còn là “vé thông hành” giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa hàng hóa vào Nhật Bản - một thị trường giàu tiềm năng. 

Các sản phẩm do Aforex sản xuất 

Ngoài ra, sản phẩm hoa hồi và tinh dầu hồi do Aforex sản xuất đã được tỉnh Lạng Sơn cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Trong 3 năm qua, công ty cũng tận dụng toàn bộ những phụ phẩm từ quá trình sơ chế hồi để tạo nên những sản phẩm rất thiết thực như tinh dầu xông, muối ngâm chân, nước rửa chén và rượu hồi… 

Theo bà Phạm Thị Giang, Giám đốc Aforex, để xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, các doanh nghiệp cần chú trọng các yếu tố bao gồm: giải pháp về cơ chế, chính sách; nguồn nguyên liệu; thổ nhưỡng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải thúc đẩy các hoạt động thị trường, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm; kỹ thuật - khoa học công nghệ; nguồn nhân lực; nguồn vốn…

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm