Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
23:09 05/03/2024

Tháng 2, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 6,8%

Trong tháng 2, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tính giảm 18% so với tháng trước, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu hàng tháng cho thấy cả sản lượng công nghiệp và xuất khẩu đều giảm so với năm trước.

Tháng 2, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 6,8%.

 

Trong tháng 2, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tính giảm 18% so với tháng trước, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 24,82 tỷ USD, giảm 28,1% so với tháng trước do thời gian nghỉ tết Nguyên đán Giáp Thìn vào trọn trong tháng 2.

Nhận định về số liệu này, ông Suan Teck Kin, Giám đốc điều hành Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Tập đoàn UOB cho rằng, xuất khẩu và sản xuất của Việt Nam trong tháng 2 giảm so với cùng kỳ do kỳ nghỉ Tết ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt là những ngày nghỉ lễ dài do các nhà máy cần một thời gian ổn định sản xuất để trở lại hoạt động bình thường.

Luỹ kế hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 58 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2024. Tương tự đối với nhập khẩu, giá trị tổng hợp là 54,4 tỷ USD vào năm 2024, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước.

Đối với dữ liệu sản xuất, bởi vì không có số liệu tuyệt đối tính theo USD nên sẽ sử dụng chỉ số tương đối tính theo % để đánh giá sự thay đổi. Trong đó, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp hai tháng đầu năm tăng 5,7%, tốt hơn đáng kể so với mức sụt giảm 2,2% cùng kỳ năm 2023.

Đáng chú ý, chỉ số sản xuất các phân khúc quan trọng của ngành linh kiện điện tử tăng 10,1% hai tháng đầu năm 2024, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ tăng 0,7%.

Ông Suan Teck Kin nhận định những dữ liệu này cho thấy động lực chung trong lĩnh vực sản xuất và thương mại bên ngoài đang có những dấu hiệu tích cực.

"Chúng tôi kỳ vọng tốc độ này sẽ duy trì, đặc biệt là vào nửa cuối năm 2024 khi chu kỳ bán dẫn tiếp tục trên đà phục hồi. Điều này sẽ được hỗ trợ thêm khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ bắt đầu cắt giảm lãi suất, chúng tôi dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 6/2024", ông Suan Teck Kin cho hay.

Trước đó, vị chuyên gia UOB này cũng từng dự báo hoạt động sản xuất, thương mại năm 2024 Việt Nam sẽ nhìn thấy sự cải thiện, đặc biệt trong ngành dệt may.

Theo ông, Việt Nam được hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu. Đơn cử như năm 2016, 21,6% hàng hoá nhập khẩu của Mỹ đến từ Trung Quốc nhưng đến cuối năm 2023, con số này đã giảm xuống 14,1%. Trong khi đó, Việt Nam tăng gần gấp đôi từ 1,9% năm 2016 lên 3,3% năm 2023. Ngoài ra, Việt Nam đang ở vị thế tốt để tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm