Thị trường hàng hóa
Trong 75 dự án hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiện có tại Quảng Nam có 1 dự án cấp tỉnh; 66/75 dự án trong lĩnh vực trồng trọt; 3 dự án cây lâm nghiệp; 6 dự án chăn nuôi. Việc triển khai 75 dự án này đã thu hút 78 HTX và 35 doanh nghiệp vào chuỗi với 17.062 hộ dân tham gia; tổng kinh phí thực hiện hơn 311 tỷ đồng.
Qua 5 năm triển khai Nghị định 98, trên địa bàn Quảng Nam đã có nhiều mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ điển hình như liên kết sản xuất lúa thương phẩm tại xã Quế Phú; liên kết sản xuất và tiêu thụ giống lúa thuần tại HTX Nông nghiệp Điện Hồng 2; liên kết sản xuất và tiêu thụ giống lúa lai tại HTX Nông nghiệp Điện Hồng 1; liên kết sản xuất và tiêu thụ nấm Linh Chi…
Theo Sở NN&PTNT Quảng Nam, nhìn chung việc triển khai liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã góp phần thay đổi nhận thức của nông dân từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường; ứng dụng mạnh mẽ, đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Qua đó khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp; nâng cao thu nhập cho các bên liên kết; xây dựng, củng cố và phát triển HTX nông nghiệp, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là các ngành hàng/sản phẩm chủ lực, xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, phát triển chế biến sâu hàng hóa nông sản…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu yêu cầu, trong thời gian tới cần định hướng phát triển sản phẩm chủ lực của địa phương; nêu rõ vai trò tác nhân tham gia liên kết của doanh nghiệp, HTX trong xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp… thông qua các dự án liên kết nhằm tạo ra giá trị thu nhập cho nông dân và góp phần thay đổi diện mạo nông thôn ngày càng tốt hơn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm