Thị trường hàng hóa
Con số trên so với mục tiêu là công suất năng lượng tái tạo đạt 1.000 GW/năm đến năm 2030 còn rất xa vời. Thực tế, thế giới vẫn chưa đi đúng lộ trình mở rộng năng lượng tái tạo cần thiết dù sự phát triển các nguồn năng lượng tái tạo đã tăng lên mức kỷ lục trên phạm vi toàn cầu.
Năm 2023, thế giới đã lắp đặt các hệ thống năng lượng tái tạo tăng hơn 50% so với năm 2022.
Hiện tại, chỉ riêng châu Phi đã có khoảng 600 triệu người vẫn chưa được sử dụng điện. Để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng khí hậu, thế giới thực sự cần một sự "bùng nổ" đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch.
Với các mục tiêu toàn cầu về năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng hiệu quả và loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, tại Hội nghị COP28, cộng đồng quốc tế đã đặt ra tham vọng lớn cho những năm tới. Thế giới có thể thực hiện thành công các mục tiêu này vào năm 2030 nếu hợp tác quốc tế được tăng cường và mỗi quốc gia đóng góp những thế mạnh cho cộng đồng chung. Riêng nước Đức đang tích cực thúc đẩy sự hợp tác trong quan hệ đối tác song phương về khí hậu, năng lượng và nguồn nước với hơn 30 quốc gia khác.
Tại Việt Nam, là nền kinh tế có độ mở lớn, chịu sự ràng buộc trên nhiều phương diện bởi thị trường quốc tế, Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ từ xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu. Sự cấp thiết của chuyển dịch sang năng lượng tái tạo không chỉ do những tác động bên ngoài, mà ngay trong nước cũng có những điều kiện thuận lợi để phát triển.
Việt Nam có đặc điểm địa lý, khí hậu lý tưởng để sản xuất năng lượng tái tạo, với đường bờ biển dài, thời tiết nhiệt đới gió mùa nên nhận được lượng bức xạ nhiệt mặt trời và lượng gió tương đối lớn... Những điều kiện này có ý nghĩa quan trọng trong định hướng an ninh năng lượng để phát triển nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Sự phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã ghi nhận những bước tiến đáng kể, nhờ cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước. Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020, của Bộ Chính trị, “Về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, đã xác định các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về chuyển dịch năng lượng thời gian tới.
Quyết định số 1658/QĐ-TTg, ngày 1/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2050, cũng đặt ra các mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh đến năm 2030 và năm 2050.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có những chính sách hỗ trợ như cơ chế giá FIT, nhằm khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, bảo đảm hợp đồng mua bán điện dài hạn ở mức giá hợp lý cho nhà đầu tư.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm